Edu - Assistant: Quản lý phòng máy tính dành cho trường học

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

EDU-ASSISTANT: QUẢN LÝ PHÒNG MÁY TÍNH DÀNH CHO TRƯỜNG HỌC

Các trung tâm tin học (TTTH) của trường đại học, cao đẳng và trung học hiện nay đang gặp một số rắc rối, khó khăn trong việc sắp xếp và quản lý việc thực hành máy tính dành cho sinh viên, học sinh của trường. Để hỗ trợ người giáo viên trong công tác dạy học trên máy tính sao cho hiệu quả, Công ty Đan Thanh (DanThanhSystems Co., Ltd.) đã xây dựng phần mềm EDU-ASSISTANT. Đây thực sự là một "chuyên gia" hỗ trợ giáo dục khá lý tưởng dành cho thầy cô giáo các trường đại học, cao đẳng và trung học.

Phần mềm này gồm hai phần:

- Server cài đặt trên một máy duy nhất trong mạng LAN và chỉ dành cho người quản trị phòng máy hoặc giáo viên đứng lớp thao tác.

- Client cài đặt trên các máy trạm còn lại và dành cho sinh viên, học sinh của trường.

Edu-Assistant có thể quản lý tới 999 máy trạm, các chức năng quản lý bao gồm:

- Quản lý giáo viên và người quản lý, đồng thời cho phép cấp quyền sử dụng các chức năng của chương trình. Quản lý lớp học, sinh viên, học sinh... mỗi sinh viên sẽ có một tên và mật khẩu riêng để đăng nhập vào hệ thống mạng LAN của nhà trường. Sinh viên có thể thay đổi mật khẩu tùy ý, đồng thời được quyền đăng nhập theo những lịch thực hành cụ thể cho từng môn học của lớp (hoặc của học sinh). Quản lý môn học thực hành máy, cho phép định nghĩa các môn học cụ thể như: Tin học căn bản, Tin học nâng cao; Lập trình căn bản, nâng cao... và kể cả các buổi thi cử trên máy. Quản lý lịch thực hành máy của các lớp (hoặc của cá nhân), khi thời gian thực hành máy của một ai đó hết, server tự động đóng tài khoản này và khóa màn hình của máy trạm đó ngay.

- Phần mềm còn cho phép giáo viên hướng dẫn môn học qua máy tính. Ví dụ dạy về Winword, Excel... Từ máy chủ, giáo viên thao tác máy, đồng thời giải thích từng bước môn học của mình, khi ấy trên màn hình của các máy trạm – nơi các học sinh/ sinh viên đang ngồi - sẽ diễn tả lại mọi thao tác do giáo viên thực hiện tại máy chủ. Chức năng này giúp cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, chương trình còn cho phép giáo viên tùy chọn các máy trạm trong hệ thống mạng để dạy. Từ máy trạm, học viên có thể nêu ý kiến hoặc thắc mắc và gửi trực tiếp đến người thầy (máy Server).

- Ngoài ra, từ máy server, người quản trị có thể tắt máy (shutdown), khởi động lại (restart), khóa bất kỳ máy trạm nào. Theo dõi và kiểm tra trạng thái của từng máy trạm trong hệ thống. Định thời gian để đóng tất cả các ứng dụng đang chạy trên toàn bộ máy trạm khi những máy này đang ở tình trạng chờ sẵn (available). Theo dõi và lưu trữ tình hình hoạt động của hệ thống cũng như tình hình sử dụng máy của từng sinh viên trong suốt quá trình thực hành. Kiểm soát được toàn bộ ứng dụng đang chạy trên từng máy trạm, cho phép nhà quản lý đóng bất kỳ ứng dụng nào hoặc đóng tất cả ứng dụng đang chạy trên từng máy trạm hoặc trên tất cả máy trạm. Người quản trị có quyền khai báo các ứng dụng không được phép sử dụng trên hệ thống, khi áp dụng thì mọi máy trạm trong hệ thống mạng sẽ không sử dụng được các ứng dụng này.

More about

Từ e-card tới... “bom thư” quảng cáo

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Từ e-card tới... "bom thư" quảng cáo

Cách nay khoảng mười năm, làm một cuốn catalogue đồng nghĩa với việc phải chuẩn bị thông tin, hình ảnh để nhờ các nhà thiết kế (designer) thiết kế, chuyển cho nhà in làm thành sách rồi đem tặng cho khách hàng. Bây giờ cũng có thể làm như thế, nhưng chỉ có điều là không còn hợp thời... Tiếp thị, quảng bá tên tuổi, hình ảnh sản phẩm phải "số hóa" mới đúng điệu!

E-card: Khúc dạo đầu

Gọi e-card là khúc dạo đầu có vẻ không chính xác vì Website giới thiệu thông tin và sản phẩm ra đời trước, nhưng xin phép cho chú bé "nho nhỏ, xinh xinh" như namecard được vượt lên dẫn đầu.

E-card nhìn mỏng mảnh như danh thiếp, vốn là một mini CD bị "chặt" bớt các cạnh, có dung lượng khoảng 40 - 50MB. Việc sử dụng e-card ở xứ ta rộ lên sau khi giám đốc một số doanh nghiệp Việt Nam đi nước ngoài, được người ta trao tặng e-card, thấy tiện lợi nên lúc về bèn tìm nơi đặt làm. Giá đĩa trắng làm e-card dao động trong khoảng từ 1 - 10 USD, nếu tính cả công thiết kế và dập đĩa thì chi phí làm 1.000 e-card khoảng 2.000 – 8.000USD (giảm giá nếu làm nhiều).

Bên cạnh các lợi ích không cần bàn, e-card cũng có những điều đáng quan tâm.

- Thứ nhất là về hình thức. Để có một e-card đẹp thì phải dùng công nghệ dập đĩa từ một bản kẽm, song cách này chỉ có thể thực hiện nếu số lượng lớn (trên 1.000 CD). Cách thứ hai là mua CD trắng dạng namecard rồi dùng đầu ghi trên PC chép nội dung vào từng cái, sau đó sử dụng máy dập mini "nện" từ 5 tới 10 CD một lần, cách này cũng hay nhưng tới khâu "trang điểm" cho mặt CD thì đa số đem đi kéo lụa. Sang hơn có thể in offset, kém hơn thì in trên đề can rồi dán vào... mặt CD.

- Thứ hai là về nội dung. Để dễ xem xét, xin xếp loại theo công nghệ. Thông thường, nếu chăm chút kỹ, người ta dùng công nghệ FLASH Animation để làm nội dung cho e-card. Macromedia Flash là một phần mềm làm hình ảnh động dạng vector được nhiều người ưa chuộng do tương tác và khả năng thể hiện multimedia rất hay, làm hài lòng hầu hết khách hàng "khó tính", vì các slideshow trình diễn bằng flash kết hợp với phần âm thanh chuyên nghiệp có sức hấp dẫn cao. Còn một công nghệ khác có thể sử dụng khi thiết kế nội dung cho e-card là HTML. Thiết kế một Website tĩnh chứa các thông tin cần thiết, sau đó, nếu cẩn thận thì dùng một công cụ phần mềm tạo file thực thi nào đó (như WebToExe hay HTML Complier) ghi vào CD. Muốn nhanh, gọn, lẹ thì để nguyên nội dung vào namecard, sau đó tạo file autorun.inf là xong...

Cũng có một số e-card chứa chương trình giới thiệu doanh nghiệp. Và lỗi thường gặp trên những e-card loại này là... chính tả, cộng với tính mỹ thuật, cách dùng màu sắc, hình ảnh, trình bày Web tĩnh,... thiếu chu đáo khiến cho "lợi bất cập hại".

E-catalogue: Bản hợp tấu

Doanh nghiệp làm catalogue để thông qua đó quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Làm e-catalogue nhằm tạo ấn tượng mạnh hơn trong quảng bá. E-catalogue thường có hai dạng: Website (tĩnh hoặc động) và một chương trình (software) với nhiều tính năng đặc biệt. Hiện chưa có nhiều doanh nghiệp đặt thiết kế riêng phần mềm để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình. Phần mềm giới thiệu thường là các mô hình sản phẩm được vẽ bằng kỹ thuật 3D song chi phí cao. Hầu hết đều hợp tấu bài ca Website trong quảng bá qua e-catalogue.

Có lần, người viết bài này nhận được đơn đặt hàng khá đặc biệt từ một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Phú Nhuận TPHCM. Theo đó, chương trình phải dễ xem, dễ in ra giấy nhưng phải có mật khẩu bảo vệ để không phải ai cũng có thể xem. Lúc đầu người viết khá ngạc nhiên, nhưng khi hiểu ra vấn đề thì rõ ràng đó là một sáng kiến: Mẫu mã của mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là yếu tố đặc biệt quan trọng. Khách hàng thường yêu cầu được tham khảo trước kích thước, màu sắc, hoa văn... Do vậy, càng chi tiết, càng dễ xem thì khả năng thuyết phục họ quyết định đặt hàng càng lớn. Tuy nhiên nếu không bảo mật tốt thì chẳng khác gì "đưa đạn" cho các đối thủ cạnh tranh cùng... bắn. Yêu cầu bảo mật cho ecatalogue chỉ bị loại trừ sau khi sản phẩm đã được tung ra thị trường.

Do một số doanh nghiệp xem việc thiết kế Website giới thiệu sản phẩm của mình như "mốt" nhưng quên lên kế hoạch cho việc quảng bá Website ấy nên đã tạo... đất dụng võ cho một loại hình e-catalogue khác. Đó là Website danh bạ Website, các trang vàng, trang trắng ( www.vn84.com , www.vndir.com , www.ypvn.com , www.danhbawebsite.com )... Thế nhưng hiệu quả của việc quảng bá Website trên Website dường như không lớn lắm. Người viết có một kỷ niệm đáng nhớ. Khi thiết kế Website cho doanh nghiệp S, chúng tôi làm việc trực tiếp với trợ lý. Tới lúc hoàn tất thì đích thân tổng giám đốc đứng ra nghiệm thu và vị này nêu thêm hàng loạt yêu cầu mang tính chất cá nhân. Cuối cùng, trợ lý đành năn nỉ bên thiết kế... làm lại, dù rằng các yêu cầu của vị tổng giám đốc này thuộc loại "trời ơi, đất hỡi". Biết làm sao được khi khách hàng là thượng đế mà vị tổng giám đốc kia là sếp của "thượng đế"? Tình trạng này không phải là cá biệt nên lúc nhận thiết kế Website hoặc làm e-catalogue, chúng tôi hay nói đùa: "Ai không am hiểu kỹ thuật thì không được tham gia các khía cạnh kỹ thuật, trừ... giám đốc".

Bom thư: Hành khúc ngày và đêm

Sau khi đã có e-card, Website giới thiệu sản phẩm – dịch vụ, tham gia vào các danh bạ Website... mà vẫn chưa có nhiều người biết tới mình, thiên hạ "chơi" một biến tấu khác của ecatalogue: Gửi e-mail cho khách hàng. Lúc đầu, người ta gửi e-mail cho những địa chỉ có sẵn trong address book (sổ địa chỉ) để thông tin về sản phẩm, dịch vụ của họ. Nhưng do số lượng địa chỉ e-mail có sẵn chỉ có hạn, không đạt hiệu quả mong đợi, hai dịch vụ "ăn theo" xuất hiện: quảng cáo qua e-mail và "chôm chĩa" địa chỉ e-mail để "gạ gẫm" người khác mua lại.

Người dùng Internet tất nhiên là hết sức khó chịu với những lá thư điện tử không mời mà xộc tới này nên tìm nhiều cách ngăn chặn. Để vượt qua sự ngăn chặn đó, "những kẻ đánh bom ... thư liều chết" sử dụng một chương trình điền ngẫu nhiên các thông tin về người gửi, máy chủ gửi, thời gian gửi... Vậy là những PC sử dụng chương trình này trở thành máy đánh bom thư!

SMS và MS Messengers: Giai điệu "khủng bố"

Gần đây, một số doanh nghiệp tìm cách tiếp cận với khách hàng qua tin nhắn vào điện thoại di động (ĐTDĐ). Quảng cáo bằng tin nhắn ngắn SMS qua ĐTDĐ hiện chưa phổ biến lắm ở nước ta, nhưng đã là một "vấn nạn" của thế giới. Tuy nhiên dân lập trình máy tính – thường online 24/24 thì đang lãnh đủ chuyện nhận quảng cáo qua MS Messengers. Không có gì khó chịu hơn chuyện đang sử dụng máy tính thì một thông báo hiện ra, và leo lên trên các ứng dụng khác rồi nằm chễm chệ ở đó.

Bản thân việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình hoàn toàn không xấu, thậm chí là hết sức cần thiết. Và việc ứng dụng các thành tựu về CNTT để tiết giảm chi phí, nâng cao tính hiệu quả của việc quảng bá là điều đáng làm, song mong rằng không ai làm e-card, e-catalogue theo kiểu cho có với đời, thiên hạ có thì mình cũng có. Bởi như thế vừa không đạt tính mục đích, vừa lãng phí. Cũng mong rằng việc chuyển tải những thông tin có tính quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ sẽ lịch sự hơn để người nhận không "đổ quạu" đâm ra ghét luôn sản phẩm vì bị quấy rầy quá đáng.

More about

Cài đặt loa 4.1 và 5.1 cho card sound on board

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Cài đặt loa 4.1 và 5.1 cho card sound on board

HIẾU TRUNG

Hiện nay các bộ loa 4.1 và 5.1 rất phổ biến vì tiện dụng cho việc xem phim với âm thanh vòm (surround). Trên các card sound (card âm thanh) rời phải có 2 ngõ ra (cho loa 4.1) hay 3 ngõ ra (cho loa 5.1). Ở loa 4.1 cần 2 đầu nối, một cho 2 loa trước (trái-phải) và một cho 2 loa sau (trái-phải). Ở loa 5.1 cũng tương tự nhưng thêm một đầu nối cho loa trung tâm (center). Hiện nay, các nhà sản xuất mainboard (bo mạch chủ) cũng tích hợp card sound (sound-on-board) hỗ trợ 6 kênh âm thanh 5.1 lên mainboard, nhưng chỉ có một ngõ ra âm thanh là Line-Out (không tính ngõ Line-In và Micro) thì chúng ta phải làm sao? Dĩ nhiên là khi thiết kế, các nhà sản xuất đã tính toán rồi nên sẽ có giải pháp. Đó là sẽ sử dụng luôn ngõ Line-In và ngõ Micro (như vậy tạm thời hai chức năng này sẽ ngưng lại khi dùng cho 4 hay 5 loa).

Với mainboard có tích hợp sound và hỗ trợ âm thanh 5.1, lúc lắp ráp và cài đặt driver cho mainboard, các bạn nhớ cài đầy đủ, nhất là phần Driver cho card sound. Muốn sử dụng loa 4.1 hay 5.1, các bạn vào Control Panel, vào phần Sound Effect. Ở đây, tôi ví dụ trên mainboard Gigabyte GA-8IK1100 (chipset Intel 875P).

Các bạn chọn thẻ Speaker Configuration, phần bên trái là No. of Speaker (tức là số loa các bạn có), ở giữa là Phonejack Switch sơ đồ các ngõ cắm (nó sẽ thay đổi khi các bạn có thay đổi bên No. of Speaker) và phần bên phải là SURROUND-KIT (phần này thì bạn không cần quan tâm tới vì tùy mainboard mà có thêm hay không, nó là thiết bị gắn thêm PCI). Phonejack Switch sẽ cho biết ngõ nào cắm cho cái gì. Mặc định cho card sound luôn là 2.1 tức là có dấu chọn ở mục 2-channel mode for stereo speakers output, ngõ có màu xanh lá cây sẽ là Line Out, xanh da trời là Line In và ngõ màu đỏ là của Mic In (Micro).

Bây giờ nếu sử dụng 4 loa, các bạn đánh dấu chọn vào mục 4-channel mode for 4 speakers output. Phonejack Switch sẽ thay đổi, ngõ xanh lá cây là Front Speaker Out (2 loa trước), ngõ xanh da trời là Rear Speaker Out (2 loa sau) còn ngõ màu đỏ vẫn là Mic In.

Nếu sử dụng 5 loa, các bạn đánh dấu chọn vào 6-channel mode for 5.1 speakers output. Hai ngõ kia vẫn như dùng cho 4 loa, ngõ màu đỏ bây giờ sẽ là Center/ Subwoofer Speaker Out.

Như vậy các bạn chỉ cần cắm dây cho đúng là sử dụng được. Các bộ loa 4.1 hay 5.1 dành cho máy tính thường luôn có loa subwoofer (loa siêu trầm) và thực tế nó kiêm luôn chức năng của một amplifier (khuếch đại) và tách âm để chia ra các loa cho phù hợp. Phía sau loa sub này sẽ tùy thiết kế mà có công tắc chuyển đổi để các bạn chọn hai hay nhiều loa, các ngõ cắm In (vào) và Out (ra) phù hợp cho các loa con.

More about

Các lỗi thường gặp khi khởi động máy tính

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Các lỗi thường gặp khi khởi động máy tính

- 128 Not Ok, Parity Disable: Lỗi trục trặc RAM, tốc độ RAM không tương thích tốc độ CPU hoặc mainboard có vấn đề.

- 8024 Gate – A20 Error: Lỗi bàn phím (có thể do kẹt phím) làm cho chip điều khiển bàn phím phát tín hiệu liên tục lên đường địa chỉ 20 đến bộ vi xử lý.

- Bad or Missing Command Interpreter: Lỗi không tìm thấy tập tin lệnh của hệ điều hành, thường là COMMAND.COM.

- Bad Partition Table: Lỗi do đĩa cứng được tạo và phân vùng partition bằng lệnh fdisk không đúng.

- C: Drive Error: Lỗi do các thông số đĩa cứng không được khai báo đúng trong CMOS.

- Cmos Battery Stage Low: Lỗi do hết pin nuôi mạch đồng hồ và CMOS trên mainboard, cũng có thể do gắn jumper chân xóa CMOS không đúng.

- Cmos Checksum Failure: Lỗi cho biết các dữ liệu của CMOS bị hỏng, có thể do hết pin nuôi mạch đồng hồ và CMOS.

- Cmos Display Type Mismatch: Lỗi do khai báo không đúng card hiển thị trong CMOS.

- Cmos Memory Size Mismatch: Lỗi do hư các chip nhớ hoặc RAM cắm không chắc.

- Disk Boot Error, Replace And Strike To Retry: Lỗi do máy tính không tìm thấy đĩa có thể khởi động.

- Disk Drive 0 Seek Failure: Lỗi do dây cáp data của ổ đọc đĩa lỗi, hoặc do mạch điều khiển bị lỗi.

- Disk Boot Failure: Lỗi do đĩa khởi động bị hỏng, thay đĩa khởi động khác.

- Disk Read Failure – Strike F1 To Retry Boot: Lỗi do đĩa hỏng, cắm nhầm cáp, hoặc ổ đọc đĩa mềm hỏng.

- FDD Controller Failure: Lỗi do ổ đọc đĩa mềm hoặc mạch điều khiển đĩa mềm hỏng, cũng có thể card I/O (đối với những máy từ 486 trở về trước) cắm không được chắc. Đồng thời, nếu thấy đèn ổ đọc đĩa mềm sáng liên tục thì có thể khẳng định là do cắm ngược đầu cáp data.

- Hard Disk Failure: Lỗi do một trong các nguyên nhân sau: mạch điều khiển đĩa cứng hỏng, dây nguồn nuôi không gắn vào ổ cứng, cáp data cắm lộn đầu, hoặc jumper chọn master/slave không đúng.

- Keyboard Stuck Key Failure hay Keyboard Error: Lỗi do dây cắm bàn phím hỏng, hoặc kẹt phím.

- RAM Test Address Failure: Lỗi do chip dùng địa chỉ hóa bộ nhớ bị hỏng, vì các chip này được tích hợp trên mainboard, nên phải sửa hoặc thay mainboard.

- Serial Port Test Failure: Lỗi do cổng nối tiếp và cổng song song không đáp ứng các phép thử POST.

- Math Coprocessor Failure: Lỗi do bộ đồng xử lý toán học bị trục trặc.

- Máy báo "T hiếu file SYSTEM.DAT, SYSTEM.INI, USER.DAT hoặc WIN.INI " và sau đó là câu "Vui lòng setup lại hệ điều hành": Lỗi này là do file SYSTEM.DAT , SYSTEM.INI, USER.DAT hoặc WIN.INI không còn trong thư mục WINDOWS của hệ điều hành. Cách khắc phục: khởi động lại hệ điều hành bằng đĩa khởi động, vào thư mục WINDOWS\SYSBCKUP chép file rb00x.cab mới nhất (có ngày tháng gần nhất) ra đĩa mềm, với x nhận giá trị từ 0-5. Giải nén file này và copy những file bị thiếu vào thư mục WINDOWS, rồi khởi động lại máy tính.

More about

Chuyển đổi đơn vị bằng hàm Convert trong Excel

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Bất thần, bạn không nhớ 1 inch bằng chính xác bao nhiêu cm? Hoặc bạn muốn biết 1000 F (độ Fahrenheit) bằng bao nhiêu độ C? Huyết áp tối đa của bạn là 150 Pa (Pascal) thế thì nó bằng bao nhiêu mmHg?

Thay vì tìm kiếm trong sách, rồi đôi khi phải làm thêm một vài phép tính, bạn hãy vào Excel và dùng hàm Convert ("chuyển đổi"). Hàm Convert trong Excel 2000/2002 nằm trong Tools/Add-in/Analysis TookPak có cú pháp:

= CONVERT(giátrị, "tên đơn vị gốc","tên đơn vị chuyển")

Ví dụ:

=CONVERT(14,"in","cm") kết quả là 35,56 (cm)

=CONVERT(1,"cm","in") sẽ cho 0.3937

=CONVERT(100,"F","C") cho kết quả 37.78

- giátrị: một số hoặc địa chỉ của cell chứa số.

- Tên đơn vị phải nằm trong dấu ngoặc kép và theo quy ước của Excel.

MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý:

- Hàm CONVERT phân biệt chữ hoa và thường. Ví dụ: "C" nếu muốn đề cập đến độ C, còn "c" là calori nhiệt động.

- Excel cho ra giá trị #N/A trong trường hợp đơn vị chuyển đổi không cùng loại (như đổi từ "g" sang "m") hoặc tên đơn vị không đúng.

- Trong danh sách đơn vị, chỉ có đơn vị chuẩn được ghi ra ("g" là gram, "m" là mét...). Trường hợp muốn chỉ các bội số và ước số, ta dùng các tiền tố kèm theo như "kg", "mm"...

Trong bảng bên dưới là từ viết tắt của các đơn vị theo quy định của Excel.

More about

Giải pháp bảo vệ bản quyền số

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Từ khi công nghệ máy tính phát triển thì tình trạng sử dụng bất hợp pháp các sản phẩm số (file tài liệu, chương trình, âm thanh và hình ảnh...) ngày càng tăng, do các file số có thể sao chép qua lại giữa các máy tính với nhau. Kết quả là hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền số đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp thế giới. Nhằm bảo vệ các sản phẩm số không bị sử dụngtrái phép, song song với việc kêu gọi ý thức tự giác thực thi luật bản quyền thì các công ty công nghệ lớn trên thế giới đã và đang thực hiện các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bản quyền số.

Bài viết này giới thiệu tổng quan về giải pháp kiểm soát bản quyền số và một giải pháp cụ thể do Microsoft đề xướng, dự kiến sẽ được áp dụng phổ biến cho các sản phẩm số theo định dạng Windows Media.

KIẾN TRÚC CHUNG

Một hệ thống quản lý bản quyền số gồm các thành phần cơ bản sau: nhà cung cấp nội dung, các kênh phân phối nội dung, máy chủ bản quyền, trung tâm xác thực, phần mềm trình diễn (player), người dùng và các file media (xem hình 1).

Hình 1: Kiến trúc hệ thống quản lý bản quyền số

 

Nhà cung cấp nội dung tạo ra các file media (nội dung đa phương tiện, gồm âm thanh và phim ảnh), phân phối chúng tới người dùng. Họ chính là người sở hữu các file media và có khả năng cấp quyền sử dụng file cho nhóm người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối. Thông thường, các file media mà người dùng nhận về không thể thưởng thức (nghe/xem) hoặc thưởng thức chỉ một phần nào đó trong toàn bộ nội dung file, lý do là các file media này đã được "nhúng" thông tin bảo vệ bản quyền bằng kỹ thuật dấu thông tin ẩn - "watermarking".

Để thưởng thức đầy đủ nội dung của các file media này, người tiêu dùng phải được một máy chủ bản quyền được ủy quyền của nhà cung cấp nội dung cấp "license" (giấy phép) sau khi có thỏa thuận mua bán. Việc trao đổi mua giấy phép này (có thể phải tiết lộ số thẻ tín dụng cá nhân) dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo mật khóa công khai PKI (Xem bài "Chữ ký điện tử - Đảm bảo an toàn dữ liệu khi truyền trên mạng" - TGVT A tháng 3/2005, ID: A0503_96).

Trung tâm chứng thực (Certificate Authority) là một tổ chức tin cậy thứ ba giúp các bên mua bán giấy phép thông qua việc quản lý chặt chẽ các khóa công khai bằng cách tạo ra các "giấy thông hành" cho các bên trao đổi (điều này nhằm tránh hacker trên mạng tạo khoá giả để lừa đảo).

Phần mềm trình diễn có thể tìm ra "thông tin ẩn" trong file media, nếu tìm được nó sẽ đưa ra yêu cầu người dùng xác nhận giấy phép để có thể hiển thị nội dung. Thông tin này chứa vị trí của máy chủ bản quyền và số ID để nhận dạng nội dung. Phần mềm trình diễn sẽ gửi tới máy chủ bản quyền thông điệp chứa số ID và chứng nhận "giấy thông hành" của người dùng, thông điệp này được mã hóa với khóa riêng của người dùng và sẽ được máy chủ bản quyền giải mã (dựa trên khóa công khai của người dùng).

 

Hình 2: Tiến trình watermarking

Máy chủ bản quyền sẽ hồi đáp với thông tin về giá trị của bản quyền, những quyền được phép, những hành động bị coi là bất hợp pháp. Nếu người dùng đồng ý mua bản quyền tương ứng với các lựa chọn đó, máy chủ bản quyền sẽ tạo ra một giấy phép (license), đóng dấu khóa riêng và gửi chúng trở lại phần mềm trình diễn.

License là một file XML chứa thông tin chứng thực người dùng gồm khóa cá nhân để giải mã nội dung file media đã mã hóa với khóa công khai của người dùng. File license có thể được sao chép và sử dụng cho nhiều thiết bị đầu cuối, điều này cho phép người dùng có thể đọc được nội dung file media trên nhiều máy tính hoặc các thiết bị khác.

KỸ THUẬT NHÚNG THÔNG TIN ẨN

Để bảo vệ bản quyền, thường người ta tìm cách ngăn phần mềm trình diễn đọc nội dung bằng cách nhúng thông tin bản quyền ẩn trong nội dung file media bằng kỹ thuật watermarking. (Xem hình 2)

Đầu tiên, tiến trình watermarking đánh dấu nội dung file media có bảo vệ bản quyền hay không, tức người sử dụng có cần giấy phép hay không khi đọc nội dung. Sau đó, một "dấu ẩn" được tạo ngay trong nội dung file media (thuật toán nhúng phụ thuộc vào dữ liệu nén, khóa mã hóa và thông tin ẩn cần nhúng). Thông tin ẩn cần nhúng gồm cả địa chỉ máy chủ bản quyền để người dùng có thể truy cập và tải giấy phép sử dụng nội dung. File media có thể có một phần nội dung không mã hóa (như phần giới thiệu) và người dùng có thể sử dụng nó mà không cần giấy phép.

GIẢI PHÁP CỦA MICROSOFT

Hình 3: Mô hình quản lý bản quyền số của Microsoft

 

Giải pháp kiểm soát bản quyền số của Microsoft thực hiện thông qua trình Windows Media Rights Manager được tóm tắt như sau: Khi người dùng muốn thưởng thức file media, trình Windows Media Player sẽ đưa ra một địa chỉ trang web yêu cầu xác thực quyền sử dụng. Khi người dùng điền đầy đủ thông tin cần thiết thì lúc này License Server (máy chủ giấy phép) mới xác nhận người dùng được quyền sử dụng file.

Hình 3 là mô hình quản lý bản quyền số của Microsoft. Theo mô hình này, qui trình quản lý bản quyền số gồm có những công đoạn sau:

1. Đóng gói

Bước đầu tiên trong một hệ thống quản lý bản quyền số của Windows là đóng gói file media. File media được nén và mã hoá bằng khóa lưu trữ trong giấy phép và được phân phối độc lập. Các thông tin khác được đưa thêm vào file media như: đường link ULR chỉ đến địa chỉ trang web xác thực bản quyền. File media đóng gói được lưu trữ trong khuôn dạng Windows Media Audio (với phần mở rộng là wma) hay Windows Media Video (với phần mở rộng là wmv).

2. Phân phối

File media sau khi đóng gói có thể đưa lên web và sẵn sàng cho người dùng tải về, hoặc phân phối trên đĩa CD, hoặc gửi email trực tiếp tới khách hàng.

3. Thiết lập License Server

Nhà cung cấp nội dung có thể xây dựng một "ngân hàng giấy phép" (License Server) lưu trữ những "luật" hay những nguyên tắc của license. File media và license được phân phối và lưu trữ riêng để dễ quản lý.

4. Khai báo giấy phép sử dụng

Để trình diễn một file media đóng gói, người dùng cần có license để giải mã. Tiến trình thu nhận quyền sử dụng diễn ra tự động khi khách hàng truy cập file media lần đầu hoặc khai báo giấy phép sử dụng thông qua trang web đăng ký được gửi từ trình quản lý bản quyền số.

5. Trình diễn file media

Người dùng cần có phần mềm trình diễn có hỗ trợ trình quản lý bản quyền số Windows Media Rights Manager. File media được trình diễn theo các luật có sẵn trong giấy phép. Giấy phép có thể có nhiều quyền khác nhau như ngày giờ bắt đầu, thời lượng... Ví dụ, quyền mặc định có thể cho phép người dùng trình diễn file media trên máy tính hay sao chép sang thiết bị di động. Tuy nhiên, giấy phép lại không thể truyền đi được. Nếu người dùng gửi file media đóng gói tới người khác thì người đó phải khai báo giấy phép của mình mới có thể sử dụng được file này. Cơ chế cấp giấy phép theo PC đảm bảo file media đóng gói chỉ có thể trình diễn tại máy tính đã chứng thực khóa bản quyền.

6. Sử dụng khóa

 

Hình 4: Mô hình sử dụng khóa trong license

Nhà cung cấp nội dung tạo ra file media đóng gói bằng cách dùng khóa để mã hóa nội dung. Trước khi khách hàng có thể sử dụng được file, họ phải tải về giấy phép từ ngân hàng lưu trữ giấy phép (License Server), giấy phép này chứa khóa giải mã nội dung file. Hình 4 minh họa quá trình tạo khóa và sử dụng khóa.

Phôi khóa license (tạm dịch từ thuật ngữ "license key seed") là một giá trị chỉ có người sở hữu và ngân hàng lưu trữ giấy phép được biết. Người sở hữu nội dung tự tạo Key ID cho mỗi file Windows Media.

Dịch vụ cấp giấy phép Windows Media License dùng phôi khóa license và key ID từ các file đã đóng gói để tạo khóa. Khóa này chứa trong giấy phép được gửi tới máy tính của khách hàng. Với khóa trong license, phần mềm trình diễn trong máy tính của khách hàng có thể mở và trình diễn file Windows Media đã được đóng gói.

7. Vai trò của giấy phép

Ngoài việc chứa khóa để giải mã file Windows Media, mỗi giấy phép cũng chứa các nguyên tắc, cách thức tổ chức và sử dụng file media. Người sở hữu (nhà cung cấp nội dung) có thể thiết lập một số phạm vi cho phép hoạt động đối với khách hàng. Trình quản lý Windows Media Rights Manager có thể cung cấp nhiều cấp độ cho các yêu cầu quản lý khác nhau, bao gồm:

Nội dung file được cho phép trình diễn bao nhiêu lần.

Xác định thiết bị mà file có thể trình diễn hoặc sao chép. Ví dụ, có thể xác định khách hàng được phép truyền file tới thiết bị di động tuân theo các điều luật trong Secure Digital Music Initiative.

Thời gian được phép bắt đầu sử dụng và ngày giờ hết hạn.

File có được phép truyền tới thiết bị ghi CD hay không?

Người dùng có thể lưu trữ hay lấy lại giấy phép hay không?

Mức bảo mật nào được yêu cầu đối với máy khách khi đọc file.

Giấy phép có thể phân phối theo nhiều cách khác nhau và nhiều lần khác nhau, tùy thuộc vào mô hình khai thác. Nó có thể được phân phối trước hoặc sau khi khách hàng tải và bắt đầu trình diễn file ở lần đầu tiên. Nó cũng có thể được phân phối công khai hoặc phân phối ngầm định.

KẾT LUẬN

Các công ty lớn trong lĩnh vực máy tính đang đề xuất các công nghệ bảo vệ bản quyền số một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Hiện tại, giải pháp bảo vệ bản quyền số của Microsoft phù hợp với các file định dạng Windows Media và có lợi thế phần mềm trình diễn Windows Media Player tích hợp sẵn trong đa số các phiên bản hệ điều hành Windows.

 

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢN QUYỀN SỐ CỦA CONTENT GUARD

 

 

Content Guard (www.contentguard.com) là hãng công nghệ lớn cung cấp các giải pháp quản lý bản quyền số. Sản phẩm quan trọng của hãng là MPEG REL SDK. Đây là bộ công cụ dùng để phát triển các hệ thống quản lý bản quyền được phân phối miễn phí. MPEG REL SDK hỗ trợ hai chuẩn quan trọng trong công nghệ bản quyền số là XrML và MPEG REL.
XrML (eXtensible Rights Markup Language) là chuẩn ngôn ngữ đánh dấu bản quyền mở rộng. Ngôn ngữ này cũng sử dụng chuẩn XML cho định dạng của mình, nhưng nó được dùng cho mục đích mô tả, đánh dấu bản quyền. XrML hiện được sử dụng trong nhiều giải pháp quản lý bản quyền số, bao gồm giải pháp quản lý bản quyền số của Microsoft và Content Guard của hãng Content Guard.
MPEG REL (MPEG Rights Expression Language) là ngôn ngữ mô tả bản quyền các định dạng sản phẩm số MPEG. MPEG REL là một cụ thể hóa của XrML cho các sản phẩm số MPEG, hiện thực hóa việc phân phối có điều khiển. MPEG REL cũng được định dạng theo XML.
Để giúp đỡ các nhà phát triển khai thác được sức mạnh của MPEG REL, ContentGuard đã đưa ra bộ công cụ MPEG REL Software Development Kit SDK 1.0. MPEG REL SDK cung cấp các công cụ và giao diện lập trình ứng dụng (API) để tạo và xác thực bản quyền.
Trần Thanh Giảng
Email: giangtt@cdit.com.vn

More about

Những khám phá mới về Internet

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Web ngày một phát triển và đổi mới. Các dịch vụ và tiện ích chúng đem lại có thể tạo cho bạn những bất ngờ thú vị. Những website giới thiệu ở đây có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề, nhanh chóng trở thành một ngôi sao hay xây dựng một chiến lược tiếp thị rầm rộ trên mạng cùng nhiều điều lý thú khác.

Đi ngược thời gian: Muốn tìm hiểu xem giao diện của Yahoo như thế nào trong thời kỳ bùng nổ các công ty "dot. com", hãy đến với Wayback Machine ( http://www.archive.org/web/web.php ). Tại đây, bạn có thể nhìn lại bản sao những website thông dụng từ năm 1996 (hình 1). Để tìm kiếm nhanh chóng, hãy thêm địa chỉ WayBack Machine vào thanh công cụ Firefox/Opera, hay bookmark trong trình duyệt Internet Explorer.

Hình 1: Giao diện website PC World Mỹ vào năm 1998.

 

Khám phá giao diện Google mới: Không đơn thuần chỉ là công cụ tìm kiếm trang web "mạnh mẽ", Google còn cung cấp đến người dùng rất nhiều dịch vụ hữu ích khác nhưng hầu hết chúng đều được giấu đi. Giao diện GoogleX liệt kê tất cả dịch vụ có ở Google như Gmail, Labs, Froogle, Maps,... (hình 2). Được một nhà phát triển Google thiết kế, thanh công cụ này đã nhanh chóng biến mất ngay sau khi được giới thiệu tại trang chủ Google Labs. Tuy nhiên, vài cư dân mạng đã nhanh tay "chụp" lại một bản và phổ biến giao diện này tại địa chỉ http://hostingproject.info/Zilos/googlex/.

Tìm nhanh thông tin từ nhật ký trực tuyến: Bạn muốn tìm hiểu xem các website nhật ký trực tuyến (blog) đang bàn luận về vấn đề gì? Chỉ cần đăng kí dịch vụ PubSub (www.pubsub.com) và điền vào từ khóa, website này sẽ "lục lọi" trong 9 triệu trang nhật ký, những nguồn tin công cộng... và gửi kết quả tìm được qua thư điện tử, hoặc hiển thị chúng ngay trên trang chủ. Bạn cũng có thể cài đặt một thanh công cụ bổ sung vào trình duyệt IE hoặc Firefox.

Sao lưu và chia sẻ tập tin: Với dịch vụ Streamload (www.streamload.com), bạn có thể lưu trên máy chủ hàng gigabyte tập tin nhạc, phim ảnh cũng như văn bản Word, trang web và bài thuyết trình, v.v... Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ chúng với người dùng Streamload khác nếu muốn. Dịch vụ cho phép phát (stream) hay tải về các tập tin đa phương tiện từ mọi máy tính, vì thế giúp bạn xem phim hiện có ở nhà trên một máy tính từ xa. Tài khoản Streamload miễn phí đi kèm 10GB dung lượng lưu trữ và giới hạn tải về là 100MB/tháng. Bạn phải trả phí từ 5 đến 40 USD/tháng nếu muốn sở hữu một tài khoản không hạn chế dung lượng lưu trữ với định mức tải về từ 1 đến 60GB/tháng.

Kiểm tra thư ở mọi nơi: Nếu nhà cung cấp dịch vụ ISP hiện tại không hỗ trợ giao diện web để kiểm tra thư điện tử, chắc hẳn bạn đang có ý định đổi sang một ISP khác. Đừng tiếp tục bận tâm về vấn đề đó, dịch vụ Mail2Web (www.mail2web.com) sẽ giúp bạn truy xuất bất kỳ tài khoản POP3 hay IMAP4 nào, đọc và trả lời thư, tải tập tin đính kèm với dung lượng lên đến 10MB từ một máy tính có kết nối Internet. Hãy yên tâm vì những thư điện tử ấy sẽ vẫn tồn tại trong hộp thư gốc của bạn.

 

Hình 2: GoogleX giúp nhanh chóng sử dụng nhiều dịch vụ tìm kiếm.

Tham khảo thông tin mật: Một số tài liệu "nhạy cảm" đã biến mất khỏi những trang web chính phủ Mỹ, có thể chúng bị loại bỏ vì yếu tố an ninh quốc gia hoặc chính trị. Tuy nhiên, tại các website như Project on Government Secrecy (www.fas.org/sgp/), The Memory Hole (www.thememoryhole.org) và Cryptome (www.cryptome.org), bạn có thể đọc lại những tài liệu thất lạc ấy cũng như các tư liệu đã "bị lộ" nhưng rất khó tìm.

Tạo chương trình TV riêng: Không nhất thiết phải là người nổi tiếng như Paris Hilton hay Donal Trump mới được một đoạn quảng cáo riêng trên TV. Với ManiaTV (www.maniatv.com), bạn có thể thực hiện cho riêng mình một đoạn video clip thời lượng 5 phút. Nếu video clip đó được nhiều người bình chọn, website sẽ tặng bạn thêm một giờ để tiếp tục giới thiệu những video clip khác. Bạn cũng có thể gửi video clip từ điện thoại di động, hay thực hiện "trộn" các đoạn video clip lại trước khi giới thiệu chúng trên mạng. Hiện tại, website này thu hút khoảng 1 triệu lượt người xem mỗi tháng.

Du lịch cùng Kayak: Trang chủ www.kayak.com đã từ lâu được biết như một website tìm kiếm mạnh mẽ trong vai trò của người hướng dẫn viên du lịch. Trang chủ giống Google này tìm kiếm các thông tin về chuyến bay, địa chỉ khách sạn, dịch vụ cho thuê xe từ hơn 100 website du lịch. Thanh liên kết bên dưới giúp bạn lọc thông tin chuyến bay theo thời gian hay mức giá vé. Ngoài ra, bạn có thể xem tất cả thông tin về các hãng hàng không, sân bay, khách sạn cũng như nhiều thông tin cần thiết khác.

Hình 3: Bubbler giúp việc cập nhật nội dung nhật ký trực tuyến dễ dàng.

 

Gửi thư nặc danh: Muốn gửi một bức thư mà không muốn người nhận biết chính xác bạn là ai, hãy sử dụng Sharpmail (http://sharpmail.co.uk/html/index.cgi). Với dịch vụ này, bạn có thể gửi miễn phí thư điện tử dưới dạng văn bản thuần túy, HTML hay tin nhắn SMS đến điện thoại di động (phải trả phí đối với SMS). Đừng bao giờ sử dụng dịch vụ này để phát tán thư rác hay với mục đích lăng mạ người khác, vì Sharpmail có thể thu hồi lại tài khoản đó. Hơn thế, bạn cũng có thể là nạn nhân kế tiếp của trò đùa này vì mỗi thư điện tử bạn gửi đi đều được chèn vào thông tin giới thiệu dịch vụ này.

Cập nhật nhanh nhật ký: Khi bạn cần cập nhật nhanh nội dung nhật ký trực tuyến, hãy sử dụng dịch vụ và công cụ cung cấp từ Bubbler (www.bubbler.com). Công cụ này xuất hiện trên màn hình Windows, giúp bạn cập nhật tin, chèn hình, chia sẻ tập tin chỉ qua vài thao tác nhấn chuột (hình 3). Bubble cung cấp miễn phí 1MB dung lượng lưu trữ văn bản đơn giản, hoặc bạn có thể đăng ký để sử dụng 10MB (5 USD/tháng) đến 4GB (100 USD/tháng).

Hỗ trợ kỹ thuật miễn phí: Nếu Windows thường xuyên hỏng hóc và bạn không muốn tốn tiền cho dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hãy đến với Tech Support Guy (www.helponthe.net) để nhận được sự trợ giúp miễn phí. Đặt câu hỏi hoặc tìm kiếm trong hơn 300.000 tài liệu để có câu trả lời cần thiết. Có thể, bạn sẽ không nhận được câu trả lời nhanh như khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại, tuy nhiên việc tìm kiếm này phần nào hiệu quả và thoải mái hơn.

 

           Hình 4: Giao diện chính của trang chủ Wirefly.com

Nâng cao kỹ năng làm cha mẹ: Bạn chưa có nhiều kiến thức về nuôi dạy con trẻ? Với chi phí 30 USD/tháng, About My Kids (www.aboutmykids.com) cung cấp dịch vụ tư vấn không giới hạn từ các chuyên viên, giúp trả lời những câu hỏi của bạn. Người dùng có thể trao đổi với người hướng dẫn qua điện thoại, thư điện tử hoặc chat trực tiếp về những vấn đề liên quan đến đứa trẻ, dù chúng còn nhỏ hay đang ở độ tuổi "teen".

Tăng chỉ số IQ cho website: Bạn đưa vào website của mình một số thuật ngữ quan trọng. Bây giờ bằng cách nào giải thích những thuật ngữ mới? Answer.com đưa ra một cách thức để thêm định nghĩa cho bất kì thuật ngữ nào. Ví dụ, để giải thích thuật ngữ "XML", hãy tạo đường dẫn liên kết www.answer.com/xml cho từ này bất cứ khi nào nó xuất hiện trong trang web. Đây là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và hoàn toàn miễn phí.

Tiếp thị qua mạng: Chỉ với chi phí 15 USD/tháng, Constant Contact (www.constantcontact.com) giúp bạn tạo và gửi thư mời dạng HTML, hỗ trợ đăng kí trực tuyến, quản lý danh sách khách mời xác nhận tham dự, tìm kiếm những người đã nhận thư mời và xác định xem chiến dịch quảng cáo nào là thành công nhất. Đừng bao giờ có ý nghĩ sử dụng dịch vụ này với mục đích gửi thư rác vì Constant Contact giám sát các thư bạn gửi đi và sẽ "xóa sổ" tài khoản đó ngay lần đầu bạn vi phạm.

 

ĐỂ MÀN HÌNH SỐNG ĐỘNG HƠN

 

 

Tại sao phải truy cập Net trong lúc thông tin sẽ tự đến với bạn! Hãy nhanh chóng trang điểm cho màn hình làm việc với các "widget", tiện ích đem lại thông tin hữu ích từ các trang chủ dịch vụ trên Internet.
Tiện ích widget thông dụng nhất được biết đến là Konfabulator của hãng Pixoria (25 USD, www.konfabulator.com). Konfabulator hiển thị trên màn hình nhiều cửa sổ chứa thông tin như ngày giờ, sổ ghi chú công việc, thời gian pin còn sử dụng được và chất lượng tín hiệu WiFi. Nhưng các widget thú vị nhất lại nằm ở trang chủ Pixoria, nơi mà người dùng có thể đóng góp miễn phí những gì mình tạo ra. Tại đây, bạn có thể tìm thấy thông tin về tình trạng kẹt xe, camera quan sát, lịch tàu; tham khảo tin tức từ sóng phát thanh hay nguồn tin RSS.
Để thêm mới một widget, nhấn phải chuột lên biểu tượng Konfabulator trên

 

 

 

khay hệ thống và chọn Open Widget. Hoặc muốn tải về tiện ích mới từ website, chọn Get More Widgets; để hiển thị cùng lúc tất cả, chọn Konsposé.
Ngoài ra, tiện ích DesktopX 3 của Stardock (15 USD, http://www.stardock.com/products/desktopx/) bao gồm 23 widget trong đó có công cụ dịch ngôn ngữ và applet có khả năng tìm kiếm những bài hát mà bạn yêu thích. Phiên bản Standard (25 USD) và Professional (70 USD) đi kèm những công cụ cho phép người dùng tự tạo widget mới hoặc tinh chỉnh màn hình Windows. Tương tự, tại website Freeware Guide (http://www.freeware-guide.com/dir/desktop/shell.html), bạn sẽ tìm thấy những tiện ích độc lập miễn phí như đồng hồ, lịch làm việc và nhiều thứ khác.

 

Konfabulator đem thông tin từ web xuống màn hình desktop

 

Họp công ty từ xa: Với GoToMeeting (www.gotomeeting.com), bạn có thể trình bày bài thuyết trình, chiếu đoạn phim giới thiệu hoặc chia sẻ tài liệu qua mạng trong khi trò chuyện qua điện thoại. Với phí hàng tháng 50 USD, dịch vụ cho phép tổ chức không hạn chê số buổi họp tối đa 10 người tham dự. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều so với việc sử dụng những dịch vụ hội thảo trực tuyến khác cũng như mua vé máy bay để di chuyển từ văn phòng này sang văn phòng khác. Tuy nhiên, còn một cách khác rẻ hơn, đó là sử dụng công cụ NetMeeting miễn phí của Microsoft, cho phép bạn liên lạc với người dùng NetMeeting khác. Nếu chưa có công cụ này trong Windows XP, bạn có thể thực hiện tìm theo từ khóa "netmeeting" trong cửa sổ tiện ích Help and Support và chạy wizard hướng dẫn để cài đặt.

So sánh các hãng điện thoại: Bạn phân vân không biết nên chọn dịch vụ của hãng điện thoại nào tại Mỹ? Trang chủ Wirefly (www.wirefly.com) sẽ giúp bạn điều này. Chỉ cần điền vào mã vũng (zip code) để tìm kiếm nhà cung cấp, chủng loại điện thoại, vùng phủ sóng (hình 4). Sau đó, bạn có thể sắp xếp kết quả theo ý riêng dựa vào mức giá sử dụng dịch vụ, số phút sử dụng hàng tháng, chế độ bảo hành, vùng phủ sóng cũng như xem bảng so sánh kết quả với những hãng khác.

Nhận diện website lừa đảo: Liệu website đang truy cập có thật sự đúng là trang chủ của ngân hàng bạn sử dụng hay không? Bạn có thể kiểm tra tính xác thực của website đó bằng cách tải về applet miễn phí Spoofstick của hãng Corestreet (www.corestreet.com/spoofstick/). Tên miền thật của website đang truy xuất sẽ được hiển thị trên thanh công cụ trình duyệt. Đây thực sự là một công cụ hữu ích chống các website lừa đảo. Thanh công cụ tương thích với trình duyệt IE 6.x và Firefox 1.x.

 

TẬN DỤNG WEBSITE NỔI TIẾNG

 

 

Amazon và Google không chỉ là các website thuần túy, chúng còn là một kho chứa "kếch sù" những thông tin hữu ích khác. Người dùng có thể tận dụng các hàm API giúp truy cập các kho dữ liệu để tạo ra những website thú vị.
Có hơn 80.000 nhà phát triển sử dụng các API của Amazon.com để xây dựng website mua sắm trực tuyến. Một ví dụ điển hình là website Live Plasma (www.liveplasma.com), nơi bạn có thể tìm kiếm theo tên nhạc sĩ và các nghệ sĩ liên quan.
Nhà tạo hiệu ứng hình ảnh Paul Rademancher hãng Dreamwork đã kết nối dữ liệu từ dịch vụ Google Maps và Craigslist (www.craiglist.com) để tạo ra một bản đồ tương tác hỗ trợ tìm kiếm mua bán, cho thuê nhà trong vùng tại địa chỉ www.housingmaps.com. Trang chủ FlirckrPaper (http://flickrdotnet.wdevs.com/flickrpapr/Default.aspx) cho phép người dùng sử dụng API để tạo hình nền Windows từ thư viện hình chia sẻ. Cạnh đó, First Floor Software (http://www.firstfloorsoftware.com/Products/WebSearch/ImageSearch.aspx) sử dụng hàm API của Yahoo để tạo công cụ tìm kiếm ảnh với kết quả được hiển thị dưới dạng "slide show". Thư viện Send to Smug (http://wiki.shahine.com/default.aspx/MyWiki.SendToSmugMug) cho phép người dùng Smugmug.com gửi hình ảnh trực tiếp đến các website lưu trữ ảnh bằng cách nhấn phải chuột lên một tập tin từ cửa sổ Windows Explorer.
Để tận dụng lợi thế của các hàm API được cung cấp, bạn cần một chút kiến thức về lập trình web. Google cung cấp các hàm API tại www.google.com/apis/, kèm một hướng dẫn cách sử dụng và ví dụ mẫu được viết bằng ngôn ngữ Java hoặc .Net. Flickr lưu các hàm API và ví dụ tại www.flickr.com/services/api/.

 

 

Ngoài ra, bạn có thể tải về các hàm API của Amazon.com từ http://www.amazon.com/gp/aws/landing.html và của Yahoo từ www.developer.yahoo.net. Thậm chí ngay cả khi không biết lập trình, bạn cũng có thể thêm vào công cụ tìm kiếm của Google hay Amazon vào website của mình. Chỉ đơn giản chép những dòng lệnh HTML có tại www.google.com/searchcode.html) để thêm hộp thoại tìm kiếm Google. Việc mua bán các sản phẩm của Amazon từ website của bạn sẽ đem lại 10% tiền hoa hồng. Bạn sẽ phải đăng ký tham gia chương trình Amazon Associates và chép vài đoạn mã vào trang chủ của mình.

 

        Giao diện trang www.housingmaps.com

 

Kiểm tra trực tuyến hệ thống: Nếu công cụ phòng chống virus trên máy tính gặp trục trặc thì bạn đừng tuyệt vọng. Hãy đến Panda Software (http://www.pandasoftware.com/products/activescan/) để tiến hành quét hệ thống miễn phí. Bạn sẽ phải tải về một applet, cung cấp địa chỉ email và sử dụng trình duyệt IE (đòi hỏi ActiveX) để thực thi. Panda phát hiện và xóa sạch hầu hết các spyware, cũng như đưa ra lời cảnh báo khi hệ thống bị tấn công.

Đặt in danh thiếp qua mạng: Chẳng cần tốn thời gian đến dịch vụ in ấn để đặt danh thiếp vì giờ đây bạn có thể thực hiện công việc này qua website Iprint (www.iprint.com). Bạn chỉ cần chọn mẫu danh thiếp, điền vào thông tin cần thiết cũng như xác định kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh, loại giấy và xem trước nội dung trước khi đặt hàng, tất cả chỉ qua vài thao tác nhấn chuột. Một hộp 250 danh thiếp có giá 18 USD. Ngoài ra, bạn có thể đặt in phong bì, nhãn, ly uống cafe và nhiều thứ khác nữa.

Quảng cáo thành công: Muốn tìm một cách nhanh chóng và dễ dàng để quảng cáo công việc kinh doanh của bạn? Dịch vụ CafePress (www.cafepress.com/cp/info/sell/) sẽ đặt logo công ty bạn lên áo T-shirt, nón, ly uống cafe, tấm lót chuột, v.v... Bạn có thể gửi thông tin đến khách hàng hoặc bán chúng trực tiếp từ trang web của riêng bạn tại CafePress.

Thuê chuyên cơ riêng: Tại Charter Auction (www.charterauction.com), bạn có thể thuê riêng một máy bay với chi phí từ 2.100 USD/giờ. Điền vào nơi đi và đến, chủ máy bay sẽ báo giá cho bạn (hình 5). Tuy nhiên, bạn cần đặt cọc 100.000 USD vào tài khoản trong hợp đồng trước khi đặt chuyến bay. Một cuộc dạo chơi từ NewYork đến San Francisco có chi phí vào khoảng 30.000 USD.

Đặt quảng cáo trên mạng: Ngày nay, việc quảng cáo trên mạng không còn là vấn đề phức tạp. Adbrite (www.adbrite.com) giúp việc đặt các banner quảng cáo dễ dàng như việc mua sắm trên Amazon.com. Chỉ cần chọn website muốn quảng cáo và thêm tên website vào danh sách đặt mua. Giá một banner quảng cáo dạng văn bản xuất hiện trong vòng 1 tuần vào khoảng từ 0,1 đến 6.000 USD (tùy từng website). Bạn cũng có thể rao bán không gian trên website của mình và Adbrite sẽ lấy 25% hoa hồng giới thiệu.

Nhắc nhở sự kiện: Nếu công cụ sắp xếp lịch công tác của Windows không đáp ứng được yêu cầu của bạn, hãy thử dùng qua tiện ích mới tại RemindMe.com (www.remindme.com). Công cụ này sẽ xuất hiện một cửa sổ nhắc nhở bạn các sự kiện quan trọng. Phiên bản cho một người dùng giá 25 USD, dịch vụ thông báo lịch làm việc miễn phí qua email sẽ sớm hoạt động trong thời gian tới.

 

TRỞ THÀNH SAO TRÊN MẠNG

 

 

Không nhất thiết phải có một giọng ca truyền cảm hay ngoại hình hấp dẫn để trở thành ngôi sao trên mạng. Tất cả những gì bạn cần là công cụ phát sóng trực tuyến (podcast).
Để bắt đầu, bạn cần phần mềm xử lý âm thanh như tiện ích miễn phí Audacity (www.audacity.soureforge.net) hay Ipodcast Producer (150 USD, www.industrialaudiosoftware.com) cho phép ghi âm theo định dạng MP3. Bạn cũng có thể sử dụng tiện ích Windows Sound Recorder để nén tập tin .wav rồi sau đó chuyển sang chuẩn MP3 bằng chương trình như Musicmatch Jukebox. Một khi đã ghi xong tập tin, bạn phải gửi chúng kèm một chương trình đọc RSS và cập nhật lên blog hay website.
Với dịch vụ AudioBlog.com (5 USD/tháng, 50 USD/năm), bạn sẽ tìm thấy tất cả những gì cần thiết trong một giao diện dễ sử dụng. Ví dụ, để ghi một tin podcast mới, bạn chỉ cần đăng nhập vào dịch vụ, chọn tab Audio và tiếp đến nhấn Record New Audio Post. Sau đó, bạn nhấn Allow để cho phép website truy cập microphone và camera trên máy  tính

 

 

của bạn. Để bắt đầu ghi âm, nhấn Begin và tiếp sau đó là Record.
Khi thực hiện xong, nhấn Stop và điền vào tựa đề và mô tả cho phần ghi âm, sau đó nhấn Save. Ở trang kế tiếp, nhấn Publish Audio và rồi chọn blog hay dịch vụ RSS nào bạn muốn.
Trên thực tế, bạn không cần phải có máy tính để bắt đầu công việc này. Bạn có thể gọi và ghi âm qua điện thoại, và dịch vụ sẽ tự động cập nhật chúng. Nếu bạn muốn cả thế giới này biết mặt bạn, Audioblog có thể làm việc đó với tập tin video được ghi bằng webcam.

 

 

Làm mới trang chủ: Website của bạn quá đơn điệu. RavenBlack sẽ làm cho trang chủ thêm phần sinh động bằng cách thêm vào đó một câu châm ngôn được thay đổi từng ngày. Chỉ cần chép đoạn code có tại www.ravenblack.net/random/surreal.html) vào trang web và mọi thứ sẽ khác ở lần truy cập sau.

Hình 5: Bạn có thể thuê riêng cho mình một máy bay với Charterauction.com

 

Trang bị kiến thức kinh doanh: Công việc kinh doanh nhỏ của bạn cũng có thể ngày nào đó giống như Amazon.com nếu như bạn không để mất cơ hội. Hãy đến với website StartupNation (www.startupnation.com). Tại đây, bạn có thể tham khảo những lời khuyên bổ ích, mẩu chuyện thành công trong kinh doanh, tham dự các buổi hội thảo trực tuyến, cũng như nhiều điều lý thú khác từ các đài radio cũng như từ các nhà tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ.

Trường học ảo: Muốn trang bị thêm cho những đứa con của bạn nhiều kiến thức mới nằm ngoài chương trình học, hãy dắt chúng tham quan cả hai website Virtual High School (www.govhs.com) hoặc Florida Virtual School (www.flvs.net). Chúng có thể tham dự một lớp học ngắn hay cả khóa học với nhiều chủ đề. Dạng đào tạo "ảo" này hiện thu hút hàng ngàn học sinh từ nhiều quốc gia. Tuy nhiên, để những đứa con của bạn được nhận bằng cấp, bạn cần đưa chúng đến trường thật.

Dọn kho nhanh chóng: Bạn không biết làm gì với hàng đống đĩa nhạc, sách vở cũ và nhiều món linh tinh khác. Hãy đổi chúng để lấy những thứ khác mà bạn thích tại Swapthing (www.swapthing.com). Bạn có thể trao đổi với người dùng khác hoặc thậm chí bán hẳn chúng (hình 6). Website cung cấp miễn phí dịch vụ liệt kê sản phẩm và chỉ lấy "hoa hồng" khi bạn bán hay đổi chúng. Đây có thể xem là biện pháp rao bán rẻ và dễ hơn sử dụng Ebay.com.

 

              Hình 6: Một cách trao đổi đồ dùng qua mạng

Thuê người quản lý ảo: Điều hành một doanh nghiệp, dù với qui mô nhỏ đi nữa vẫn đòi hỏi bạn am tường về nhiều lĩnh vực. Bạn cần vạch một chiến lược tiếp thị hay nguồn nhân lực? SmartOnline (www.smartonline.com) sẽ giúp bạn cách thực hiện công việc đó và những công cụ cần thiết. Bạn có thể mua trọn gói tư vấn 30 USD/tháng hay trả tiền từng phần. Website cũng cung cấp miễn phí những công cụ rất hữu ích như lịch trực tuyến, danh bạ liên lạc và tiện ích đổi tiền.

Tải sóng phát thanh: Bạn đang lái xe trên đường và nghe được một bài hát rất hay trên sóng radio. Nhưng khi về đến nhà, bạn lại quên mất tựa của bản nhạc ấy. Với dịch vụ Music On Command (www.musiconcommand.com), bạn có thể mua lại ngay tức khắc những bản nhạc đã phát trên đài. Chỉ cần gọi điện thoại và nhập thông tin, website sẽ gửi một thư điện tử hay tin nhắn với nội dung là liên kết cửa hàng nơi mà bạn có thể tải bài hát đó về. Việc mua bán được thực hiện qua dịch vụ Buy.com với lệ phí 1 USD/bản nhạc. Website cung cấp thông tin từ hơn 1.200 đài phát thanh ở Bắc Mỹ, hỗ trợ đài vệ tinh Sirius và XM.

Phát hành sách trực tuyến: Bạn vừa hoàn thành một tác phẩm dày đến cả 1.000 trang nhưng không tìm được nhà phát hành. Hãy tự mình làm việc đó tại Lulu.com (www.lulu.com). Không giống hầu hết các website phát hành khác, Lulu không tính lệ phí ban đầu và đơn đặt hàng. Chỉ cần chép lên mạng tài liệu và làm theo các bước chỉ dẫn như chọn khổ sách, định dạng, hình bìa và giá bán. Lulu sẽ lấy hoa hồng 20% giá bìa. Bạn có thể bán những quyển sách của mình qua trang chủ Lulu, Amazon.com, Barnes & Noble và website riêng. Nếu đặt hàng cho chính mình, bạn chỉ phải trả chi phí đóng xén và in ấn vào khoảng 8,5 USD cho một quyển sách chuẩn 200 trang.

Người dùng tại Việt Nam có thể không sử dụng được một số dịch vụ được đề cập trong bài viết này vì những lý do như không có mã số thẻ tín dụng, mã vùng (zip code)... Nhưng dù sao, hãy dành ra vài phút "dạo" qua một vòng, chắc chắn bạn sẽ khám phá nhiều điều mới mẻ. Bạn cũng có thể tải về các tiện ích miễn phí trong các website trên từ www.pcworld.com.vn .

More about

Phương pháp bảo mật cơ sở dữ liệu

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Trong chiến lược bảo mật dữ liệu, đa số các công ty hiện nay tập trung nguồn lực vào bảo vệ dữ liệu trên đường truyền. Trong khi đó vấn đề bảo vệ dữ liệu nằm trong cơ sở dữ liệu (CSDL, database) chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, sự cố về an ninh xảy ra với CSDL có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của công ty và quan hệ với khách hàng. Sự cố an ninh mất cắp 40 triệu thẻ tín dụng của khách hàng gần đây xảy ra với Master Card và Visa Card đã phần nào gia tăng sự chú ý đến các giải pháp bảo mật CSDL.

Trong phạm vi bài này, người viết muốn trình bày các giải pháp bảo mật CSDL bằng phương pháp xây dựng tầng mã hóa.

 

Giải pháp đơn giản nhất bảo vệ dữ liệu trong CSDL ở mức độ tập tin, chống lại sự truy cập trái phép vào các tập tin CSDL là hình thức mã hóa. Tuy nhiên, mã hóa dữ liệu ở mức độ này là giải pháp mang tính "được ăn cả, ngã về không", giải pháp này không cung cấp mức độ bảo mật truy cập đến CSDL ở mức độ bảng (table), cột (column) và dòng (row). Một điểm yếu nữa của giải pháp này là bất cứ ai với quyền truy xuất CSDL đều có thể truy cập vào tất cả dữ liệu trong CSDL. Điều này phát sinh một nguy cơ nghiêm trọng, cho phép các đối tượng với quyền quản trị (admin) truy cập tất cả các dữ liệu nhạy cảm. Thêm vào đó, giải pháp này bị hạn chế vì không cho phép phân quyền khác nhau cho người sử dụng CSDL.

Giải pháp thứ hai, đối nghịch với giải pháp mã hóa cấp tập tin nêu trên, giải quyết vấn đề mã hóa ở mức ứng dụng. Giải pháp này xử lý mã hóa dữ liệu trước khi truyền dữ liệu vào CSDL. Những vấn đề về quản lý khóa và quyền truy cập được hỗ trợ bởi ứng dụng. Truy vấn dữ liệu đến CSDL sẽ trả kết quả dữ liệu ở dạng mã hóa và dữ liệu này sẽ được giải mã bởi ứng dụng. Giải pháp này giải quyết được vấn đề phân tách quyền an ninh và hỗ trợ các chính sách an ninh dựa trên vai trò (Role Based Access Control – RBAC). Tuy nhiên, xử lý mã hóa trên tầng ứng dụng đòi hỏi sự thay đổi toàn diện kiến trúc của ứng dụng, thậm chí đòi hỏi ứng dụng phải được viết lại. Đây là một vấn đề đáng kể cho các công ty có nhiều ứng dụng chạy trên nhiều nền CSDL khác nhau.

Từ những phân tích hai giải pháp nêu trên, có thể dễ dàng nhận thấy một giải pháp bảo mật CSDL tối ưu cần hỗ trợ các yếu tố chính sau:

1. Hỗ trợ mã hóa tại các mức dữ liệu cấp bảng, cột, hàng.

2. Hỗ trợ chính sách an ninh phân quyền truy cập đến mức dữ liệu cột, hỗ trợ RBAC.

3. Cơ chế mã hóa không ảnh hưởng đến các ứng dụng hiện tại.

Dưới đây là hai mô hình thỏa mãn các yêu cầu trên, đặc biệt là yêu cầu thứ ba.

1. Xây dựng tầng CSDL trung gian

Trong mô hình này, một CSDL trung gian (proxy) được xây dựng giữa ứng dụng và CSDL gốc (Sơ đồ 1). CSDL trung gian này có vai trò mã hóa dữ liệu trước khi cập nhật vào CSDL gốc, đồng thời giải mã dữ liệu trước khi cung cấp cho ứng dụng. CSDL trung gian đồng thời cung cấp thêm các chức năng quản lý khóa, xác thực người dùng và cấp phép truy cập.

Giải pháp này cho phép tạo thêm nhiều chức năng về bảo mật cho CSDL. Tuy nhiên, mô hình CSDL trung gian đòi hỏi xây dựng một ứng dụng CSDL tái tạo tất cả các chức năng của CSDL gốc.

Hiện tại, trên thị trường sản phẩm mã hóa CSDL, Secure.Data của công ty Protegrity (www. Protegrity.com) sử dụng mô hình proxy nêu trên.

2. Sử dụng cơ chế sẵn có trong CSDL

Mô hình này giải quyết các vấn đề mã hóa cột dựa trên các cơ chế sau:

a. Các hàm Stored Procedure trong CSDL cho chức năng mã hóa và giải mã

b. Sử dụng cơ chế View trong CSDL tạo các bảng ảo, thay thế các bảng thật đã được mã hóa.

c. Cơ chế "instead of" trigger được sử dụng nhằm tự động hóa quá trình mã hóa từ View đến bảng gốc.

Trong mô hình này, dữ liệu trong các bảng gốc sẽ được mã hóa, tên của bảng gốc được thay đổi. Một bảng ảo (View) được tạo ra mang tên của bảng gốc, ứng dụng sẽ truy cập đến bảng ảo này.

 

Truy xuất dữ liệu trong mô hình này có thể được tóm tắt như sau (Sơ đồ 2):

Các truy xuất dữ liệu đến bảng gốc sẽ được thay thế bằng truy xuất đến bảng ảo.

Bảng ảo được tạo ra để mô phỏng dữ liệu trong bảng gốc. Khi thực thi lệnh "select", dữ liệu sẽ được giải mã cho bảng ảo từ bảng gốc (đã được mã hóa). Khi thực thi lệnh "Insert, Update", "instead of" trigger sẽ được thi hành và mã hóa dữ liệu xuống bảng gốc.

Quản lý phân quyền truy cập đến các cột sẽ được quản lý ở các bảng ảo. Ngoài các quyền cơ bản do CSDL cung cấp, hai quyền truy cập mới được định nghĩa:

1. Người sử dụng chỉ được quyền đọc dữ liệu ở dạng mã hóa (ciphertext). Quyền này phù hợp với những đối tượng cần quản lý CSDL mà không cần đọc nội dung dữ liệu.

2. Người sử dụng được quyền đọc dữ liệu ở dạng giải mã (plaintext).

Giải pháp nêu trên có lợi điểm đơn giản, dễ phát triển. Tuy nhiên, do các giới hạn về cơ chế view, trigger và cách thức quản trị dữ liệu, giải pháp này có những hạn chế sau:

Những cột index không thể được mã hóa, do đó hạn chế các ứng dụng cần hỗ trợ index

Dữ liệu mã hóa có kích thước lớn so với dữ liệu gốc. Sự chênh lệch này không đáng kể đối với các dữ liệu chữ (text), nhưng rất đáng kể đối với các dữ liệu số và dạng nhị phân. Ví dụ, dữ liệu số 1 byte sẽ bị tăng lên 2 byte sau khi mã hóa.

Tốc độ truy cập CSDL giảm do quá trình thực thi tầng mã hóa

Hiện nay, trên thị trường sản phẩm mã hóa CSDL, DBEncrypt (www.appsecinc.com) và nCypher (www.ncypher.com) phát triển theo mô hình trên.

More about

Network Password Changer 1.0 Thay đổi mật khẩu đăng nhập mạng cục bộ

Người đăng: vjnhhoa on Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Network Password Changer 1.0 Thay đổi mật khẩu đăng nhập mạng cục bộ

Trong vai trò của một nhà quản trị mạng cục bộ ( Network Administrator), bạn sẽ là người trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm chính cho mọi vấn đề có liên quan đến "sự an nguy" của hệ thống mạng mà mình phụ trách. Áp lực này vô hình trung dẫn đến việc bạn phải thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập mạng. Nhưng với sự trợ giúp đắc lực của Network Password Changer (NPC), bạn sẽ cảm thấy thoải mái và linh hoạt hơn rất nhiều. NPC là một tiện ích cho phép nhà quản trị mạng chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính của mình nhưng vẫn có thể thay đổi mật khẩu đăng nhập cho bất kỳ một máy tính nào trong mạng cục bộ. Và công việc này được diễn ra trong một môi trường tương tác vô cùng thân thuộc và đơn giản. Sau đây là phần gợi ý khai thác những tính năng trọng yếu trong NPC:

- Current Password: mật khẩu đăng nhập hiện hành của máy tính có liên quan trong mạng cục bộ (LAN).

- New Password: mật khẩu đăng nhập mới cần thay đổi.

- Confirm Password: xác nhận mật khẩu đăng nhập mới.

- Change Password: tiến hành thay đổi mật khẩu.

Chương trình được phổ biến miễn phí, dung lượng 69,5KB, tương thích với Windows NT/2000/XP/2003 Server. Bạn có thể tải từ địa chỉ: www.twaddlesoftware.com/download/PasswordChangerX86W32.exe hoặc www.echip.com.vn

More about

Tự tạo cho mình một FTP SERVER

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Tự tạo cho mình một FTP SERVER

Để tạo một FTP Server (máy chủ truyền tải file), điều cần có đầu tiên chính là một số IP tĩnh. Nếu sử dụng IP động, mỗi khi kết nối mạng sẽ có số IP khác nhau khiến mọi người không thể biết để truy cập vào. Phần mềm tạo FTP Server có rất nhiều. Tuy nhiên, trong bài này, tôi sẽ dùng Serv-U để minh họa. Đây là phần mềm shareware, bạn có thể tải bản 4.1 (3MB) về dùng thử 30 ngày tại địa chỉ www.Serv-U.com . Serv-U chạy được trên Windows 9x/Me/NT/ 2000/XP và khá dễ "vọc" đối với các bạn mới làm quen với việc tạo FTP Server vì cách sử dụng rất đơn giản.

Sau khi cài đặt Serv-U vào máy, bạn chạy Serv-U Administrator.

- Cửa sổ Serv-U được chia ra làm hai phần. Nhấp chuột phải vào mục Domain ở phần bên trái, chọn New Domain.

Trong cửa sổ Add new domain – step 1, nhập số IP -> Next. Trong Add new domain – step 2, nhập tên FTP Server (tùy ý) -> Next. Trong Add new domain – step 3, chọn cổng giao tiếp giữa FTP Server của bạn và Internet, mặc định là 21 (bạn cũng có thể dùng cổng khác) -> Next. Kế đó nhấn "Finish" tại cửa sổ Add new domain – step 4.

- Vì tốc độ và băng thông kết nối Internet của Server luôn bị giới hạn, nên để hạn chế số người truy cập vào FTP Server cùng lúc, bạn làm như sau:

- Trong cửa sổ bên trái, ở phần Domain, chọn Settings. Trong cửa sổ bên phải, chỉ định số lượng người được phép truy cập vào FTP server của mình ở mục General/ Max no of users. Sau đó từ Menu Bar chọn Setting -> Apply để lưu giá trị vừa mới nhập vào (bạn cũng có thể nhấn vào biểu tượng chiếc đĩa mềm ở góc trên, bên trái).

- Để tạo Account (tài khoản truy cập), bao gồm tên (username) và mật khẩu (password) cho người sử dụng, ở phần bên trái cửa sổ Serv-U Administrator, mục Domain, nhấn chuột phải vào Users và chọn New User. Ở cửa sổ đầu tiên, nhập tên người sử dụng -> Next. Cửa sổ thứ hai là nơi tạo mật khẩu. Cửa sổ kế tiếp, chỉ định thư mục chính (Home directory) cho người sử dụng này khi truy cập vào FTP Server. Nhấp chuột vào biểu tượng tủ hồ sơ (bên phải) để chọn thư mục -> OK -> Next.

Cửa sổ cuối cùng cho bạn sự chọn lựa: Nếu chọn Yes (mặc định), người sử dụng này chỉ có thể truy cập vào thư mục đã gán. Nếu chọn No, người sử dụng có thể "dạo quanh" toàn bộ ổ cứng và lỡ "ngứa tay" phá phách thì ô hô... ai tai. Tiếp đó chỉ cần nhấn "Finish".

- Thiết lập mức giới hạn cho sự truy cập của người sử dụng: Chọn tên người sử dụng ở bên trái cửa sổ Serv-U Administrator. Sau đó, ở phần bên phải chọn General và thiết lập các thông tin nào mình thấy cần thiết (cái nào không cần thì cứ để nguyên). Cần chú ý các tùy chọn: Hide hidden file: giấu tập tin hay thư mục. Always allow login: được phép truy cập cho dù số người đang truy cập đã vượt quá giới hạn. Allow only [ ] login(s) from the same IP address: giới hạn số người từ cùng một địa chỉ IP truy cập vào FTP Server. Allow user to change password: cho phép người sử dụng thay đổi mật mã. Max upload speed/ Max download speed: giới hạn tốc độ tải lên (upload) và tải xuống (download), nếu bỏ trống là không giới hạn. Max no of users: giới hạn số người dùng tài khoản này truy cập vào FTP Server.

- Vào phần Dir Access để thiết lập quyền truy cập thư mục cho người sử dụng. Chỉ chọn mục nào cần thiết cho người sử dụng, còn lại cứ để nguyên.

File : Read: cho phép tải xuống. Write: cho phép tải lên. Append: cho phép tải tiếp tục trong trường hợp đang tải thì bị đứt giữa chừng. Delete: cho phép xóa hay thay đổi tập tin. Execute: cho phép chạy tập tin trực tiếp từ FTP Server.

Directories: List: cho phép truy cập vào những thư mục. Create: cho phép tạo thư mục. Remove: cho phép xóa thư mục.

Sub-directories/ Inherit: cho phép người sử dụng thiết lập những thuộc tính mình đã chọn lên những thư mục/tập tin con y như đã áp dụng đối với thư mục/tập tin chính.

Nút Add cho phép tạo thêm những thư mục khác để người sử dụng có thể truy cập. Tương tự, nút Delete để xóa đi những thư mục mình đã gán quyền sử dụng trước đây, còn nút Edit để thay đổi đường dẫn của một thư mục được gán trước đây.

- Đến đây thì bạn đã hoàn tất việc tạo FTP Server. Để người khác có thể truy cập vào FTP Server của mình, bạn phải cho họ biết những thông tin sau: Địa chỉ IP của FTP Server, nếu bạn không dùng cổng 21 thì phải cho biết số cổng. Tên truy cập (username) và mật khẩu (password).

- Trong trường hợp bạn kết nối Internet thông qua mạng nội bộ (LAN) hay có tường lửa (firewall), bạn cần xác lập thêm:

- Đối với tường lửa: Thiết lập sự cho phép người dùng Internet truyền và tải thông tin liên lạc với máy của bạn qua cổng 21 hoặc là cổng mà bạn dùng để chạy FTP Server.

- Đối với mạng nội bộ xài qua router: Ở phần thiết lập hệ thống của router, bạn phải mở cổng 21 (hoặc là cổng bạn chọn cho FTP server) và hướng dẫn (forward) tất cả thông tin đi qua cổng này đến địa chỉ IP của máy chạy FTP Server. Vấn đề cần quan tâm là khi nhập đia chỉ IP (Add new domain – Step 1) vào chương trình Serv-U (lúc tạo FTP server), ta không được nhập địa chỉ IP của máy chạy FTP Server mà phải chọn Use any available IP address bằng cách nhấn mũi tên xuống ở bên cạnh nơi nhập số IP. Khi hoàn tất, cửa sổ Serv-U Administrator của bạn nên nhìn giống như hình minh họa:

Đối với những người xài IP động thì cũng có cách để cài đặt FTP Server, mặc dù hơi phiền phức đôi chút. Xin mời bạn xem e-CHÍP các số sau hạ hồi phân giải.

More about

Khi modem không tự động quay số

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Khi modem không tự động quay số

Một ngày nào đó, nếu tự nhiên cái modem của bạn trở chứng khi kết nối Internet lại cứ báo một câu nghe rất ư là buồn như: "Opening port... Error 676: The phone line is busy".

Và việc này diễn ra mãi, sau khi bạn đã Redial liên tục 99 lần. Trường hợp này có thể do modem của bạn đã hỏng phần quay số tự động chứ không phải nhà cung cấp Internet bị nghẽn mạch đâu?

Đem ra thợ ư? Hiện nay không chỗ nào nhận sửa modem (tôi đã tìm mất ba ngày mà không ra). Vào phần Help của Windows lại càng buồn hơn vì hướng dẫn không hợp với thực tế. Cuối cùng, tôi phải "tự lực cánh sinh", mày mò "ngâm cứu" và tìm ra cách khắc phục. Nay xin viết ra để tặng những người đang "nổi khùng" như tôi trước đây, hy vọng sẽ giúp được các bạn.

Trước tiên, bạn thực hiện các thiết đặt tùy theo hệ điều hành đang chạy như sau:

- WIN98: Vào Start\Programs\Accessories\Communication, chọn Dial- UpNetworking -> Chọn kết nối Internet nào mà bạn muốn quay số bằng tay (nếu có nhiều kết nối), bấm phím phải chuột vào biểu tượng rồi chọn Properties -> Trong thẻ General chọn Configure trong mục Connect Using -> Trong thẻ Option chọn Operator assisted or manual dial -> Chọn OK -> OK.

- WIN2000/XP: Từ Control Panel, mở Network and Dial-Up Connections - > Trong thẻ Advanced, chọn Operator-Assited Dialing. Riêng WIN2000 và WINXP không phân biệt bạn chọn kết nối nào.

Sau đó, bạn trở lại với kết nối. Khi bạn nhấn Dial, máy sẽ thông báo như sau:

"Pick up the handset and dial (or ask the operator to dial). Press OK immediately after dialing then replace the handset"

Bạn dùng máy điện thoại để quay số, rồi nhấn OK từ hộp thoại. Sau đó đặt ống nghe xuống và chờ modem làm tiếp phần việc còn lại. Lưu ý: Việc nhấn OK phải thực hiện liền ngay sau khi quay số. Nếu bạn để hơi lâu sẽ không có tác dụng, máy sẽ báo lại lỗi Error 676 như trên. Nếu làm đúng, bạn sẽ lại nghe tiếng rít thân thương của modem khi kết nối được.

More about

HDD BÍ KÍP: Những câu “KHẨU QUYẾT” phải nằm lòng về cái ổ đĩa cứng

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

HDD BÍ KÍP: Những câu "KHẨU QUYẾT" phải nằm lòng về cái ổ đĩa cứng

P. A. P.

Nguyên tắc bất di bất dịch "cãi lời, chết ráng chịu" thứ nhất là trước khi gắn bất cứ một thiết bị nào vào máy tính, bạn phải đọc kỹ trước tiên toàn bộ các tài liệu hướng dẫn lắp đặt (installation guidelines hay manual) kèm theo. Nếu không có mấy cái "bí kíp" này, bạn nên hỏi kỹ đại lý cách cài đặt hay có thể truy cập vào trang Web của nhà sản xuất thiết bị mà tham khảo.

Nguyên tắc sinh tử thứ hai là ổ đĩa cứng đắt thật, nhưng dữ liệu chứa bên trong nó lại là vô giá!

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản mà bạn phải nằm lòng đối với cái ổ đĩa cứng (HDD) giao diện ATA/IDE:

- Hầu hết HDD đều đã được nhà sản xuất gắn jumper mặc định ở vị trí Master khi xuất xưởng.

- Bộ điều khiển IDE (IDE controller), tức kênh IDE (IDE channel), chỉ thừa nhận hai thiết bị IDE chia nhau một sợi cáp IDE (cáp dữ liệu IDE hay cáp giao diện ATA).

- Các mainboard về cơ bản có 2 bộ điều khiển IDE (Primary IDE cho các HDD và Secondary IDE cho các ổ đĩa quang như CD-ROM...). Như vậy, bạn chỉ có thể gắn tối đa 4 thiết bị IDE trong một máy tính.

- Khi gắn hai thiết bị IDE bất kỳ nào đó vào cùng một bộ điều khiển IDE, bạn phải chỉnh jumper cho cả hai: một cái ở vị trí Master, còn cái kia ở vị trí Slave.

- Luôn luôn cài đặt hệ điều hành trên một HDD có khả năng boot và được jump ở vị trí Master trên một kênh Primary IDE. Nếu gắn một HDD mới vào một bộ điều khiển IDE đang có sẵn một HDD đang sử dụng để chạy hệ điều hành, HDD cũ phải ở vị trí Master, còn cái gã mới nhập cư ở vị trí Slave. Nguyên tắc là ổ có chức năng boot phải là Master.

- Nếu hai HDD được gắn ở hai cáp IDE riêng rẽ, cả hai đều phải được jump ở vị trí Master (ổ chạy hệ thống ở Primary IDE, ổ kia ở Secondary IDE).

- Nếu có thể nên tránh tình trạng chia nhau một sợi cáp IDE. Đề xuất là gắn một mình HDD "chủ" máy (chạy hệ điều hành) vào cáp Primary IDE. Còn các thiết bị IDE khác gắn vào cáp Secondary IDE.

- Khi có hai HDD, cái nào chạy nhanh nhất làm chủ.

- Nếu có điều kiện tài chính, nên gắn thêm một HDD thứ hai có dung lượng lớn để làm nơi back up (sao lưu) dữ liệu. HDD bao giờ cũng chạy nhanh hơn bất cứ thiết bị back up nào. Và rất hiếm khi xảy ra tình trạng cả hai HDD cùng chết bất đắc kỳ tử một lúc (trừ phi bị cháy hệ thống).

CÁCH CẦM HDD ĐÚNG: CHỈ CẦM Ở HAI BÊN HÔNG.

- HDD phải được định dạng (format) và chia vùng (partition) trước khi sử dụng.

- Phải back up toàn bộ dữ liệu đang có trên HDD cũ trước khi thay nó bằng một HDD mới.

- Nếu thay một HDD mới tinh, tốt hơn cả là nên cài đặt lại hệ thống từ đầu. Sau khi máy chạy ổn định, bạn mới đổ các dữ liệu đã back up sang.

- Các mainboard cũ không nhận được các HDD mới có dung lượng lớn. Cần phải tham khảo trước nơi bán. Nếu không thể update BIOS thì chỉ còn có nước hoặc mua một mainboard mới, hoặc tậu thêm một card điều khiển IDE giao diện PCI.

- HDD 40GB giao diện EIDE Ultra/ATA 100 phổ biến nhất hiện nay.

- Hành xử với HDD giống như với một quả trứng gà. Hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng. Coi "bọc thép" vậy chứ các bộ phận của nó rất nhạy cảm, mong manh. Chớ có tò mò tọc mạch sờ mó vào bảng mạch hay các linh kiện trên đó. Chỉ cầm ở hai bên hông HDD. Khi di chuyển, nên đặt HDD vào trong hộp chèn kỹ.

Nguyên tắc bất di bất dịch "cãi lời, chết ráng chịu" thứ nhất là trước khi gắn bất cứ một thiết bị nào vào máy tính, bạn phải đọc kỹ trước tiên toàn bộ các tài liệu hướng dẫn lắp đặt (installation guidelines hay manual) kèm theo. Nếu không có mấy cái "bí kíp" này, bạn nên hỏi kỹ đại lý cách cài đặt hay có thể truy cập vào trang Web của nhà sản xuất thiết bị mà tham khảo.

Nguyên tắc sinh tử thứ hai là ổ đĩa cứng đắt thật, nhưng dữ liệu chứa bên trong nó lại là vô giá!

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản mà bạn phải nằm lòng đối với cái ổ đĩa cứng (HDD) giao diện ATA/IDE:

- Hầu hết HDD đều đã được nhà sản xuất gắn jumper mặc định ở vị trí Master khi xuất xưởng.

- Bộ điều khiển IDE (IDE controller), tức kênh IDE (IDE channel), chỉ thừa nhận hai thiết bị IDE chia nhau một sợi cáp IDE (cáp dữ liệu IDE hay cáp giao diện ATA).

- Các mainboard về cơ bản có 2 bộ điều khiển IDE (Primary IDE cho các HDD và Secondary IDE cho các ổ đĩa quang như CD-ROM...). Như vậy, bạn chỉ có thể gắn tối đa 4 thiết bị IDE trong một máy tính.

- Khi gắn hai thiết bị IDE bất kỳ nào đó vào cùng một bộ điều khiển IDE, bạn phải chỉnh jumper cho cả hai: một cái ở vị trí Master, còn cái kia ở vị trí Slave.

- Luôn luôn cài đặt hệ điều hành trên một HDD có khả năng boot và được jump ở vị trí Master trên một kênh Primary IDE. Nếu gắn một HDD mới vào một bộ điều khiển IDE đang có sẵn một HDD đang sử dụng để chạy hệ điều hành, HDD cũ phải ở vị trí Master, còn cái gã mới nhập cư ở vị trí Slave. Nguyên tắc là ổ có chức năng boot phải là Master.

- Nếu hai HDD được gắn ở hai cáp IDE riêng rẽ, cả hai đều phải được jump ở vị trí Master (ổ chạy hệ thống ở Primary IDE, ổ kia ở Secondary IDE).

- Nếu có thể nên tránh tình trạng chia nhau một sợi cáp IDE. Đề xuất là gắn một mình HDD "chủ" máy (chạy hệ điều hành) vào cáp Primary IDE. Còn các thiết bị IDE khác gắn vào cáp Secondary IDE.

- Khi có hai HDD, cái nào chạy nhanh nhất làm chủ.

- HDD phải được định dạng (format) và chia vùng (partition) trước khi sử dụng.

- Phải back up toàn bộ dữ liệu đang có trên HDD cũ trước khi thay nó bằng một HDD mới.

- Nếu thay một HDD mới tinh, tốt hơn cả là nên cài đặt lại hệ thống từ đầu. Sau khi máy chạy ổn định, bạn mới đổ các dữ liệu đã back up sang.

- Các mainboard cũ không nhận được các HDD mới có dung lượng lớn. Cần phải tham khảo trước nơi bán. Nếu không thể update BIOS thì chỉ còn có nước hoặc mua một mainboard mới, hoặc tậu thêm một card điều khiển IDE giao diện PCI.

- HDD 40GB giao diện EIDE Ultra/ATA 100 phổ biến nhất hiện nay.

- Hành xử với HDD giống như với một quả trứng gà. Hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng. Coi "bọc thép" vậy chứ các bộ phận của nó rất nhạy cảm, mong manh. Chớ có tò mò tọc mạch sờ mó vào bảng mạch hay các linh kiện trên đó. Chỉ cầm ở hai bên hông HDD. Khi di chuyển, nên đặt HDD vào trong hộp chèn kỹ.

More about

Bật / tắt Registry Editor trong Windows XP

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

1001 THỦ THUẬT

Như bạn đã biết Registry là một cơ sở dữ liệu phức tạp, nó chứa các thông tin về cấu hình hệ thống và thông tin về các chương trình. Để tránh tình trạng người lạ sử dụng máy của mình để chỉnh sửa Registry, bạn có thể sử dụng đoạn mã sau để khóa / mở khóa Registry Editor (trình biên tập Registry).

Mở Notepad và chép đoạn mã sau vào (có thể tải về từ www.echip.com.vn). Option Explicit

Dim WSHShell, n, MyBox, p, t, mustboot, errnum, vers

Dim enab, disab, jobfunc, itemtype

Set WSHShell = WScript.CreateObject("WScript.Shell")

p = "HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\System\"

p = p & "DisableRegistryTools"

itemtype = "REG_DWORD"

mustboot = "Log off and back on, or restart your pc to" & vbCR & "effect the changes"

enab = "ENABLED"

disab = "DISABLED"

jobfunc = "Registry Editing Tools are now "

t = "Confirmation"

Err.Clear

On Error Resume Next

n = WSHShell.RegRead (p)

On Error Goto 0

errnum = Err.Number

if errnum 0 then

WSHShell.RegWrite p, 0, itemtype

End If

If n = 0 Then

n = 1

WSHShell.RegWrite p, n, itemtype

Mybox = MsgBox(jobfunc & disab & vbCR & mustboot, 4096, t)

ElseIf n = 1 then

n = 0

WSHShell.RegWrite p, n, itemtype

Mybox = MsgBox(jobfunc & enab & vbCR & mustboot, 4096, t)

End If Lưu tập tin này lại với tên là disenablereg.vbs và chạy nó. Nếu Registry Editor đang được mở, chương trình sẽ khóa Registry Editor lại. Chạy chương trình này một lần nữa để mở khóa cho Registy Editor.

TRẦN HỮU PHƯỚC (Cà Mau)

More about

Windows, mỗi lần khởi động với hình nền và nhạc khác nhau

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Windows, mỗi lần khởi động với hình nền và nhạc khác nhau

Bạn là người làm việc thường xuyên với máy tính? Bạn là người luôn thích sự mới mẻ? Có khi nào bạn cảm thấy nhàm chán với cái hình nền trên desktop (wallpaper) cùng nhạc nền khởi động mặc định của Windows? Bạn muốn thay đổi chúng mỗi khi khởi động hay thậm chí sau một khoảng thời gian nào đó? Điều này có thể thực hiện được bằng cách cài đặt thêm phần mềm tiện ích bên ngoài. Tuy nhiên, tôi sẽ tặng bạn một "bí kíp" để thực hiện được yêu cầu thay đổi nhạc khởi động và hình nền (hoặc chỉ một trong hai) mỗi khi khởi động Windows mà không cần phải cài đặt thêm bất cứ phần mềm nào. Tôi đã thử và thành công đối với Windows Me và Windows XP. Các hướng dẫn trong bài này chủ yếu thực hiện cho Win XP.

Ý tưởng của thủ thuật là sử dụng một tập tin batch (.bat) chạy tự động mỗi khi khởi động Windows. Tập tin batch chứa một tập các dòng lệnh (theo cú pháp của MS-DOS) sẽ thực hiện việc đổi tên danh sách các hình nền và nhạc khởi động một cách tuần hoàn. Theo cách đó, bạn sẽ khởi động lần lượt xoay vòng với các tập tin trong danh sách. Có thể bạn còn cảm thấy mơ hồ với giải thích sơ lược trên, nhưng bạn sẽ hiểu dần khi bắt tay vào thực hiện thủ thuật này:

Bước 1: Chuẩn bị một số hình và nhạc (số lượng tùy ý và không cần đồng đều hai loại).

Một điều cần lưu ý là các tập tin nhạc phải theo chuẩn không nén wav. Và vì được nạp vào bộ nhớ trong khi khởi động nên kích thước của nó không nên quá lớn, như thế sẽ làm chậm quá trình khởi động, tối đa nên đặt dưới 3MB (thời lượng khoảng dưới một phút với chất lượng trung bình). Nếu tập tin nhạc do bạn tự biên tập (thu qua micro hoặc trích từ những bản nhạc), bạn có thể giảm chất lượng của tập tin nhạc xuống ở mức chấp nhận được để giảm kích thước tập tin. Để thực hiện điều này, bạn hãy dùng chương trình Sound Recorder có sẵn của Windows (có thể tìm thấy trong Start -> Programs -> Accessories -> Entertainment) mở tập tin nhạc -> vào menu File -> Properties, bạn có thể xem thông tin về định dạng của tập tin nhạc ở mục Audio Format. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn chỉ cần chất lượng ở "22,050 kHz, 16 Bit, Stereo" là đủ. Để chuyển về định dạng này, bạn nhấp vào Convert Now -> ở danh sách Format, chọn PCM -> ở danh sách Attributes, chọn định dạng cần chuyển (bạn còn có thể giảm một nửa kích thước nếu chấp nhận chuyển xuống Mono).

Về hình nền, bạn cần chuẩn bị các ảnh có tỉ lệ kích thước Ngang x Cao (Width x Height) là 4 x 3 và từ 640x480 pixel trở lên. Có thể dùng các tập tin ở định dạng nén như .jpg, .gif nhưng tốt nhất vẫn là chuẩn không nén .bmp. Bạn chép tất cả các tập tin vào chung một thư mục cho mỗi loại. Để làm ví dụ, tôi sẽ tạo cây thư mục như sau: "C:\khoidong\nhac" cho nhạc nền và "C:\khoidong\hinh" cho hình nền. Đặt lại tên cho các tập tin theo số thứ tự. Tôi đặt tên các bức hình là H1.bmp, H2.bmp, H3.bmp... và các đoạn nhạc là B1.wav, B2.wav, B3.wav...

Bước 2: Cài đặt cho hình nền và nhạc khởi động là tập tin đầu tiên trong mỗi danh sách

Để cài đặt hình nền, Nhấp chuột phải lên hình nền ở Desktop -> Properties -> thẻ Desktop (hay Background nếu là Windows Me) -> nút Browse -> tìm đến tập tin đầu tiên trong danh sách ảnh nền của bạn (ví dụ này sẽ là C:\khoidong\hinh\H1.bmp) -> OK -> OK.

Để cài đặt nhạc khởi động Control Panel -> Sound, Speech, and Audio Devices -> Sound and Audio Devices (đối với Windows Me thì bạn vào Control Panel -> Sounds and Multimedia) -> thẻ Sounds -> trong danh sách Program Events (hay Sound Events – Windows Me) chọn Start Windows -> nút Browse, tìm đến tập tin đầu trong danh sách nhạc nền (trong ví dụ là C:\khoidong\hinh\B1.wav) -> Save as -> đặt một tên mới (như vậy sau này bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa cài đặt ban đầu với cài đặt mới này thông qua việc chọn lại Sound Scheme) -> OK -> OK.

Bước 3: Tạo tập tin batch bằng chương trình soạn thảo Notepad.

Gõ vào những câu lệnh sau, nhớ kết thúc mỗi dòng bằng Enter (giả sử ta có ba hình và ba đoạn nhạc).

ĐOẠN MÃ

Ren c:\khoidong\hinh\H1.bmp

temp.bmp

Ren c:\khoidong\hinh\H2.bmp

H1.bmp

Ren c:\khoidong\hinh\H3.bmp

H2.bmp

Ren c:\khoidong\nhac\B1.wav

temp.wav

Ren c:\khoidong\nhac\B2.wav

B1.wav

Ren c:\khoidong\nhac\B3.wav

B2.wav

Exit

Lưu tập tin vào thư mục tùy ý (có thể là c:\khoidong\) nhưng với tên là startup.bat

Bước 4: Để chạy nó mỗi khi khởi động, bạn cần tạo một shortcut vào trong thư mục Startup. Bạn hãy chạy Windows Explorer -> tìm đến thư mục chứa tập tin batch vừa mới tạo -> vào menu Edit -> Copy (Ctrl+C) nhấp vào menu Start -> All Programs -> nhấp chuột phải vào mục Startup rồi chọn Open -> trong cửa sổ của thư mục Startup, bạn vào menu Edit -> Paste Shortcut -> nhấp chuột phải vào shortcut vừa tạo, chọn Properties -> thẻ General, đặt lại cho shortcut một cái tên "gợi nhớ" chẳng hạn như "Thay doi Startup" -> thẻ Shortcut, ở mục Run chọn Minimized (như vậy cửa sổ chương trình sẽ không bật ra làm phiền bạn mỗi khi khởi động). Nếu bạn dùng Windows Me/9x thì cần phải đánh dấu thêm mục Close on Exit. Sau đó nhấn OK.

Nếu bạn đã hiểu cách thức thực hiện thủ thuật này thì bạn sẽ thấy rằng Windows khởi động xong rồi mới thực hiện đổi tên tập tin trong danh sách cho lần khởi động sau (các chương trình trong thư mục Startup được chạy sau cùng trong quá trình khởi động). Do đó, bây giờ bạn hãy nhấp đúp vào shortcut "Thay doi Startup" để chạy nó lần đầu tiên. Nếu máy bạn thực sự nhanh thì hầu như bạn không có cảm giác tập tin batch đã được chạy. Bây giờ mỗi khi khởi động, bạn sẽ thấy một hình nền khác cũng như một đoạn nhạc khác tạo cho bạn một cảm giác mới lạ và thoải mái khi làm việc với chiếc máy tính của mình.

Bạn là người làm việc thường xuyên với máy tính? Bạn là người luôn thích sự mới mẻ? Có khi nào bạn cảm thấy nhàm chán với cái hình nền trên desktop (wallpaper) cùng nhạc nền khởi động mặc định của Windows? Bạn muốn thay đổi chúng mỗi khi khởi động hay thậm chí sau một khoảng thời gian nào đó? Điều này có thể thực hiện được bằng cách cài đặt thêm phần mềm tiện ích bên ngoài. Tuy nhiên, tôi sẽ tặng bạn một "bí kíp" để thực hiện được yêu cầu thay đổi nhạc khởi động và hình nền (hoặc chỉ một trong hai) mỗi khi khởi động Windows mà không cần phải cài đặt thêm bất cứ phần mềm nào. Tôi đã thử và thành công đối với Windows Me và Windows XP. Các hướng dẫn trong bài này chủ yếu thực hiện cho Win XP.

Ý tưởng của thủ thuật là sử dụng một tập tin batch (.bat) chạy tự động mỗi khi khởi động Windows. Tập tin batch chứa một tập các dòng lệnh (theo cú pháp của MS-DOS) sẽ thực hiện việc đổi tên danh sách các hình nền và nhạc khởi động một cách tuần hoàn. Theo cách đó, bạn sẽ khởi động lần lượt xoay vòng với các tập tin trong danh sách. Có thể bạn còn cảm thấy mơ hồ với giải thích sơ lược trên, nhưng bạn sẽ hiểu dần khi bắt tay vào thực hiện thủ thuật này:

Bước 1: Chuẩn bị một số hình và nhạc (số lượng tùy ý và không cần đồng đều hai loại).

Một điều cần lưu ý là các tập tin nhạc phải theo chuẩn không nén wav. Và vì được nạp vào bộ nhớ trong khi khởi động nên kích thước của nó không nên quá lớn, như thế sẽ làm chậm quá trình khởi động, tối đa nên đặt dưới 3MB (thời lượng khoảng dưới một phút với chất lượng trung bình). Nếu tập tin nhạc do bạn tự biên tập (thu qua micro hoặc trích từ những bản nhạc), bạn có thể giảm chất lượng của tập tin nhạc xuống ở mức chấp nhận được để giảm kích thước tập tin. Để thực hiện điều này, bạn hãy dùng chương trình Sound Recorder có sẵn của Windows (có thể tìm thấy trong Start -> Programs -> Accessories -> Entertainment) mở tập tin nhạc -> vào menu File -> Properties, bạn có thể xem thông tin về định dạng của tập tin nhạc ở mục Audio Format. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn chỉ cần chất lượng ở "22,050 kHz, 16 Bit, Stereo" là đủ. Để chuyển về định dạng này, bạn nhấp vào Convert Now -> ở danh sách Format, chọn PCM -> ở danh sách Attributes, chọn định dạng cần chuyển (bạn còn có thể giảm một nửa kích thước nếu chấp nhận chuyển xuống Mono).

Về hình nền, bạn cần chuẩn bị các ảnh có tỉ lệ kích thước Ngang x Cao (Width x Height) là 4 x 3 và từ 640x480 pixel trở lên. Có thể dùng các tập tin ở định dạng nén như .jpg, .gif nhưng tốt nhất vẫn là chuẩn không nén .bmp. Bạn chép tất cả các tập tin vào chung một thư mục cho mỗi loại. Để làm ví dụ, tôi sẽ tạo cây thư mục như sau: "C:\khoidong\nhac" cho nhạc nền và "C:\khoidong\hinh" cho hình nền. Đặt lại tên cho các tập tin theo số thứ tự. Tôi đặt tên các bức hình là H1.bmp, H2.bmp, H3.bmp... và các đoạn nhạc là B1.wav, B2.wav, B3.wav...

Bước 2: Cài đặt cho hình nền và nhạc khởi động là tập tin đầu tiên trong mỗi danh sách

Để cài đặt hình nền, Nhấp chuột phải lên hình nền ở Desktop -> Properties -> thẻ Desktop (hay Background nếu là Windows Me) -> nút Browse -> tìm đến tập tin đầu tiên trong danh sách ảnh nền của bạn (ví dụ này sẽ là C:\khoidong\hinh\H1.bmp) -> OK -> OK.

Để cài đặt nhạc khởi động Control Panel -> Sound, Speech, and Audio Devices -> Sound and Audio Devices (đối với Windows Me thì bạn vào Control Panel -> Sounds and Multimedia) -> thẻ Sounds -> trong danh sách Program Events (hay Sound Events – Windows Me) chọn Start Windows -> nút Browse, tìm đến tập tin đầu trong danh sách nhạc nền (trong ví dụ là C:\khoidong\hinh\B1.wav) -> Save as -> đặt một tên mới (như vậy sau này bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa cài đặt ban đầu với cài đặt mới này thông qua việc chọn lại Sound Scheme) -> OK -> OK.

Bước 3: Tạo tập tin batch bằng chương trình soạn thảo Notepad.

Gõ vào những câu lệnh sau, nhớ kết thúc mỗi dòng bằng Enter (giả sử ta có ba hình và ba đoạn nhạc).

ĐOẠN MÃ

Ren c:\khoidong\hinh\H1.bmp

temp.bmp

Ren c:\khoidong\hinh\H2.bmp

H1.bmp

Ren c:\khoidong\hinh\H3.bmp

H2.bmp

Ren c:\khoidong\nhac\B1.wav

temp.wav

Ren c:\khoidong\nhac\B2.wav

B1.wav

Ren c:\khoidong\nhac\B3.wav

B2.wav

Exit

Lưu tập tin vào thư mục tùy ý (có thể là c:\khoidong\) nhưng với tên là startup.bat

Bước 4: Để chạy nó mỗi khi khởi động, bạn cần tạo một shortcut vào trong thư mục Startup. Bạn hãy chạy Windows Explorer -> tìm đến thư mục chứa tập tin batch vừa mới tạo -> vào menu Edit -> Copy (Ctrl+C) nhấp vào menu Start -> All Programs -> nhấp chuột phải vào mục Startup rồi chọn Open -> trong cửa sổ của thư mục Startup, bạn vào menu Edit -> Paste Shortcut -> nhấp chuột phải vào shortcut vừa tạo, chọn Properties -> thẻ General, đặt lại cho shortcut một cái tên "gợi nhớ" chẳng hạn như "Thay doi Startup" -> thẻ Shortcut, ở mục Run chọn Minimized (như vậy cửa sổ chương trình sẽ không bật ra làm phiền bạn mỗi khi khởi động). Nếu bạn dùng Windows Me/9x thì cần phải đánh dấu thêm mục Close on Exit. Sau đó nhấn OK.

Nếu bạn đã hiểu cách thức thực hiện thủ thuật này thì bạn sẽ thấy rằng Windows khởi động xong rồi mới thực hiện đổi tên tập tin trong danh sách cho lần khởi động sau (các chương trình trong thư mục Startup được chạy sau cùng trong quá trình khởi động). Do đó, bây giờ bạn hãy nhấp đúp vào shortcut "Thay doi Startup" để chạy nó lần đầu tiên. Nếu máy bạn thực sự nhanh thì hầu như bạn không có cảm giác tập tin batch đã được chạy. Bây giờ mỗi khi khởi động, bạn sẽ thấy một hình nền khác cũng như một đoạn nhạc khác tạo cho bạn một cảm giác mới lạ và thoải mái khi làm việc với chiếc máy tính của mình.

More about