Hiển thị các bài đăng có nhãn thu thuat hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thu thuat hay. Hiển thị tất cả bài đăng

Những thủ thuật “tăng tốc” Windows XP

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

(Dân trí) - Sau một thời gian sử dụng, bạn nhận thấy máy tính của bạn, với hệ điều hành trở nên ỳ ạch và đôi lúc khiến bạn phát điên vì sự rề rà. Có nhất thiết phải cài lại cả máy, công việc hứa hẹn sẽ ngốn của bạn cả ngày? Dưới đây là một vài thao tác đơn giản để cải thiện tình trạng máy bạn.

Tiết kiệm tài nguyên

Nếu xài Windows XP trong một thời gian dài, bạn sẽ nhận thấy được sự hiện diện của file hiberfil.sys, chiếm gần hết bộ nhớ của máy và có dung lượng rất lớn (trên dưới 300MB). Đó là tập tin của chức năng “ngủ đông” Hibernate của Windows XP.

Khi sử dụng chức năng này (Start/Turn Off Computer/Hibernate), tất cả thông tin về hệ điều hành, về các chương trình đang sử dụng, về cách sắp đặt hệ thống sẽ được lưu lại trong tập tin hiberfil.sys trước khi tắt máy. Khi bạn mở máy ra, các thông tin đang ngủ đông trên sẽ được được trả về trạng thái cũ. Nói tóm lại là với chức năng này, bạn có thể tắt và mở máy rất nhanh đồng thời giữ lại đượïc tất cả những gì mình đang làm việc. Nhưng chức năng này tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của máy (bộ nhớ và dung lượng).



Nếu bạn không bao giờ sử dụng chức năng Hibernate, tức là sự tồn tại của tập tin hiberfil.sys trên máy là thừa, bạn nên xóa nó đi bằng cách: chọn Start/Run, sau đó gõ powercfg.cpl. Một cửa sổ sẽ hiện lên, bạn chọn phiếu Hibernate. Ở khung Hibernate, bạn đánh dấu bỏ chọn phần Enable Hibernation. Sự thay đổi đựoc thực hiện rất nhanh và tập tin hiberfil.sys sẽ tự động bị xoá bỏ.



Khởi động nhanh Windows



Bạn chọn Start/Run, sau đó gõ vào khung Open dòng Regedit, click OK. Sau đó, bạn lần lượt mở khoá sau: HKEY_LOCAL_MACHINE \SOFTWARE \Microsoft \Dfrg \BootOptimizeFunction.



Bạn nhìn qua cửa sổ bên phải, double click vào biểu tượng Enable. Trong khung Value Data, bạn thay đổi giá trị Y thành giá trị N. Click OK và khởi động lại máy. Windows XP sẽ khởi động nhanh hơn từ 5-8 giây tùy theo cấu hình máy của bạn.



Một số phương pháp tăng tốc máy tính



Khởi động chậm, mở chương trình chậm, làm việc chậm, lên mạng chậm… Bạn điên cả người vì sự ì ạch này làm bạn tốn nhiều thời gian và cả tiền nữa. Bạn muốn cải thiện tình hình? Hãy tham khảo vài phương pháp “phổ thông” sau:



Diệt Virus



Cẩn tắc vô ưu, bạn đừng nên xem nhẹ việc kiểm soát sự xâm nhập của các “vị khách không mời” nhé vì chắc rằng bạn biết rõ “công dụng” của chúng. Bạn đã có một chương trình chống virus? Quá hay, nhưng đó chỉ giải quyết được nửa vấn đề thôi. Điều quan trọng là các “vaccin” của bạn phải được cập nhật thường xuyên vì các con bọ đáng ghét này luôn được làm mới hằng ngày. Bạn có thể sử dụng các phần mềm quét virus quen thuộc ở Việt Nam như BKAV hay D32.



Dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể “thủ” sẵn trong máy ở Norton Antivirus, tuy hơi “choán chỗ” nhưng rất vững chắc. Ngoài ra, website của Symantec sẽ cung cấp cho bạn một máy quét và diệt virus trực tuyến rất đơn giản mà hiệu quả: chỉ cần kết nối vào đó và bấm nút Scan. Hai trợ thủ rất xịn khác mà bạn có thể tìm thấy miễn phí trên mạng là A2 free edition và McAfee AVERT Stinger . Cả hai tiện ích này đều nằm trong top 40 các trình quét virus tốt nhất thế giới và chúng luôn được cập nhật thường xuyên.



Lột mặt Spywares



Những chương trình gián điệp này sẽ tự do đột nhập vào máy tính của bạn một cách hợp pháp khi bạn cài đặt một phần mềm miễn phí hay download một file nào đó bằng hệ thống Peer to Peer (Kazaa chẳng hạn). Những tên gián điệp này sẽ làm chậm máy bạn vì chúng sẽ liên tục gửi những thông tin cá nhân đã ăn cắp của bạn về các công ty gửi thư rác khi máy tính kết nối vào Internet. Hãy lột mặt chúng bằng các tiện ích như LavaSoft Ad-Aware, Spybot Search & Destroy hay SpywareBlaster...



Dọn nhà



Khi bạn cài đặt một chương trình mới vào máy, hệ thống sẽ tự động “cấp nhà” cho chương trình đó trên ổ cứng. Khi bạn gỡ bỏ nó, chương trình đó sẽ để lại một khoảng trống trong ổ cứng của bạn. Nhiều lần cài và gỡ các phần mềm vào máy sẽ làm các khoảng trống tăng lên. Điều này sẽ làm khổ cho đầu đọc của ổ cứng vì nó phải đọc cả những khoảng trống không cần thiết trong quá trình tìm kiếm dữ liệu. Việc sắp xếp lại dữ liệu sẽ giúp cho đầu đọc không phải thực hiện những việc thừa vì hệ thống sẽ sắp xếp lại các dữ liệu trên ổ cứng sao cho các khoảng trống không còn nữa.



Để kích hoạt chức năng này trong Windows, bạn chọn

Start/Programs /Accessories /System Tools /Disk Defragmenter.



Bạn chỉ cần chọn ổ dĩa cứng và click nút Defragment để bắt đầu việc dọn dẹp. Bạn còn có thể sử dụng phần mềm O&O Defrag để việc sắp xếp hiệu quả hơn.



Kiểm tra các tập tin hệ thống



Trong quá trình sử dụng, các file hệ thống căn bản của hệ điều hành Windows XP có thể bị tổn hại do nhiều nguyên nhân. Bạn hãy kiểm tra và hồi phục chúng lại. Đầu tiên, chọn Start/Run. Sau đó trong khung Open, bạn gõ SFC/scannow. Hệ thống sẽ yêu cầu bạn đưa vào CD cài đặt Windows XP. Hãy cho nó vào CD-Rom của bạn và ngồi chờ kết quả.



Khởi động nhanh hơn



Việc khởi động máy chậm có nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do những chương trình trong máy như Yahoo!Messenger, Vietkey, Norton Antivirus hay BKAV được cài vào khung Startup của Windows (bạn có thể tìm thấy khung này ở phía dưới bên phải desktop). Hạn chế được số lượng ứng dụng cài trên thanh Startup sẽ cải thiện tối đa tốc độ khởi động Windows của máy.



Đầu tiên, bạn hãy khởi động tiện ích System Configuration Utilities của Windows bằng cách vào Start/Run và gõ msconfig vào ô Open. Sau đó, bạn chọn thẻ Startup và bạn sẽ thấy một danh sách dài những chương trình sẽ được kích hoạt khi Windows khởi động.



Click bỏ chọn những chương trình không cần thiết.



Thay đổi thời gian sao lưu dự phòng của System Restore (rất cần thiết cho những người hay "táy máy")



Windows XP tự động kiểm soát, quản lý mọi thay đổi trong máy bạn. Như vậy, khi gặp một sự cố nào liên quan đến hệ thống (cài đặt chương trình hỏng, làm hư registry, thay đổi driver), với System Restore, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại những gì đã mất bằng cách trở về vài ngày trước đó, lúc mà sự cố chưa xảy ra.



Điều bạn cần phải biết là tiện ích này tạo những “cột mốc khôi phục” theo từng thời gian nhất định. Thông thường, cứ mỗi 24 tiếng, System Restore thực hiện một cột mốc khôi phục. Nếu bạn là người thường xuyên install và uninstall nhiều phần mềm, bạn nên tăng tần số của System Restore để các cột mốc khôi phục được chính xác và cập nhật hơn, như vậy, việc “trở về quá khứ” của bạn sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, bạn nên giảm tần số nếu không muốn System Restore chiếm quá nhiều chỗ trong bộ nhớ của máy.



Để thực hiện điều này, bạn vào Registry (Start/Run/Regedit). Sau đó, bạn tìm khóa HKEY_LOCAL_MACHINE \SOFTWARE \Microsoft\Windows NT \ CurrentVersion \ SystemeRestore.



Sau đó, tìm bên cửa sổ bên phải giá trị DWORD mang tên RPGlobalInterval và nhấp đúp vào nó. Trong cửa số mới, chọn Base/Decimal để sử dụng các số trong hệ thập phân và trong khung Value Data, bạn sẽ thay đổi số 86400 (giây - 24 tiếng) theo ý mình. Đừng nên chọn số quá nhỏ. Ít nhất, bạn nên chọn tần số là 6 giờ (21600 giây) để System Restore tạo ra 4 cột mốc khôi phục mỗi ngày.



Nguyễn Đăng Khoa
More about

10 thủ thuật tăng tốc máy tính

Người đăng: vjnhhoa

Tăng tốc máy tính là việc không bao giờ cũ, nếu bạn có một chiếc máy tính cấu hình mạnh mà vẫn chạy chậm rì rì thì việc tối ưu càng cần thiết. 10 thủ thuật tôi đã từng sử dụng sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này:

1. Tắt các dịch vụ không cần thiết:
* Tắt Error Reporting: đây là dịch vụ thông báo mỗi khi có lỗi xảy ra mà có bạn gọi là lỗi Don’t Send.
- Vào My Computer > Properties > Thẻ Advanced > chọn Error Reporting chọn Disable error reporting
* Tắt các dịch vụ khác: một số dịch vụ của Microsoft mà bạn sẽ không bao giờ dùng tới sẽ làm chậm hệ thống của bạn, nhất là việc khởi động.
- Vào Start > Run (Win+R) gõ Services.msc. Bấm chuột phải vào dịch vụ muốn tắt, chọn Properties, trong cửa sổ hiện ra, bạn chuyển qua thẻ General, trong phần Startup Type chọn Disable. Các dịch vụ có thể tắt đi mà không ảnh hưởng đến công việc của bạn: ASP.NET State Service, Automatic Updates, Help and Support, Indexing Service, Messenger, Remote Registry, Upload Manager, Web Client, Machine Debug Manager.


2. Chỉnh sửa File boot.ini để máy khởi động nhanh hơn:
- Vào menu Tools của Windows Explorer > Folder Option. Qua thẻ View, chọn Hidden files and folder và bỏ chọn ở 2 mục là Do not show hidden file and folder và Hide protected operating system files, cứ OK khi có thông báo hiện ra. Tìm tới ổ đĩa cài win và bấm đôi vào file boot.ini.
- Chỉnh dòng timeout xuống giá trị 0 nếu bạn chỉ cài 1 hệ điều hành, nếu 2 trở lên thi bạn có thể để giá trị khác.
- Tìm xuống dòng multi(0)disk(0)… /fastdetect bạn thêm khoảng trắng và đánh thêm /noguiboot . Xong save lại. Nếu có thông báo không save được, bạn phải gỡ bỏ thuộc tính system cho file boot.ini bằng cách bấm chuột phải vào file boot.ini rồi bỏ chọn thuộc tính system.


3. Giảm độ sâu màu màn hình:
- Bấm chuột phải vào chỗ trống trên Desktop > Properties. Chuyển qua thẻ Settings, phần Color quality bạn chọn Medium (16Bit), xong OK. Tuy màn hình sẽ hơi xấu một chút (rất ít) nhưng máy tính bạn sẽ xử lý mọi việc trơn tru hơn.


4. Đơn giản hóa Windows:
- Chuyển từ WinXP Style thành windows classic. Cách này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả.
- Chuyển từ Start menu từ kiểu Xp sang kiểu Classic.
- Làm desktop đơn giản nhất có thể: desktop càng ít biểu tượng càng tốt và không nên để hình nền.


5. Chỉnh sửa BIOS:
- Chỉnh thành phần khởi động đầu tiên là Hard Drive, thứ nhì là CD-Rom và cuối cùng là đĩa mềm.


6. Thay đổi giá trị bộ nhớ ảo (Vitual Memory):
- Bấm chuột phải vào My Computer > Properties > Thẻ Advanced. Bạn bấm vào nút Settings trong phần Performance. Trong cửa sổ hiện ra, bạn bấm vào nút Advanced rồi bấm vào nút Change. Thay đổi giá trị lớn nhất và nhỏ nhất bằng nhau theo tôi là gấp rưỡi (1.5 lần) bộ nhớ “thật” (RAM) là tốt nhất.


7. Bỏ bớt các chương trình khởi động cùng hệ thống:
- Đơn giản nhất là vào Start > Programs > Startup để xem và xóa bớt.
- Start > Run gõ msconfig, OK. Qua thẻ Startup, tại đây bạn muốn ngăn chương trình nào khởi động thì bỏ dấu chọn nó là xong.


8. Tăng tốc trình đơn:
- Bấm chuột phải vào Desktop > Properties > Thẻ Appearance bấm vào nút Effects. Bỏ dấu chọn tại Show shadows under menus rồi OK.
- Giảm thời gian chờ xuất hiện trình đơn: Vào Run gõ Regedit rồi mở theo các nhánh HKEY_CURRENT_USER > Control Panel > Desktop. Ở khung bên phải bạn tìm chữ MenuShowDelay rồi bấm đúp vào sửa số trong khung thành 0 > OK.


9. Tăng tốc tắt máy:
- Start > Run gõ Regedit. Mở theo các nhánh sau HKEY_CURRENT_USER > Control Panel > Desktop. HungAppTimeout sửa thành 500. WaitToKillAppTimeout sửa thành 10000. WaitToKillServiceTimeout sửa thành 1000.


10. Vô hiệu hóa những phần cứng không cần thiết:
Khi khởi động windows sẽ nạp dữ liệu về phần cứng nên càng nhiều phần cứng sẽ làm chậm quá trình khởi động. Vì vậy, nếu cái nào ít dùng (ổ đĩa mềm chẳng hạn) bạn hãy disable nó để máy khởi động nhanh hơn.
- Bấm phải chuột vào My Computer > Manage > Device Manager. Ở khung bên phải bạn xem phần nào mình không muốn dùng nữa hãy bấm chuột phải và chọn Disable. Khi nào muốn sử dụng lại cũng làm tương tự nhưng chọn Enable.

=> Nếu các bạn làm theo đúng như 10 thủ thuật trên mình có thể đảm bảo một máy tính Celeron 1.7G sẽ chạy nhanh hơn một máy tính chạy P4 (nếu máy này không được tối ưu).
More about

Làm thế nào để Windows khởi động nhanh hơn

Người đăng: vjnhhoa on Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010



Nhiều bạn thắc mắc là tại sao máy tính của mình cũng có cấu hình tương tự như một máy khác mà khi khởi động phải chờ lâu đến vậy. Việc khởi động máy tính nhanh hay chậm ngoài việc phụ thuộc vào cấu hình phần cứng của máy còn có nhiều các chương trình tự động load mà bạn đã đăng ký khi cài đặt chúng. Quả thực là có nhiều cách để có thể làm cho máy tính của bạn chạy nhanh hơn lúc khởi động và dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số những phương pháp quan trọng.


Giảm nhẹ tải

Một máy tính điển hình tải rất nhiều chương trình mỗi khi chúng khởi động. Mỗi một biểu tượng trong system tray của bạn (vùng gần đồng hồ của máy tính) biểu hiện những ứng dụng tự động chạy khi khởi động máy. Ngoài ra cũng có nhiều chương trình khác cũng có thể tự động chạy trên máy tính mà bạn khó có thể nhận ra chúng từ system tray. Mỗi một ứng dụng tự động load sẽ làm chậm máy tính, càng nhiều ứng dụng này máy tính của bạn càng chậm. Hầu hết chúng tiếp tục chạy một cách lặng lẽ và như vậy có thể cho rằng chúng đang ăn cắp tài nguyên máy tính của bạn.

Trước khi bắt đầu việc loại trừ các chương trình tự động load, bạn phải bảo đảm rằng có thể Undo lại các thay đổi này. Trong Windows XP, chọn Start > All Programs > Accessories > System Tools > System Restore. Chọn Create a restore point, click Next, gọi thời điểm khôi phục (Restore) để lưu lại cấu hình máy trước khi gỡ bỏ chương trình tự động load, chọn Create. Click Close khi đã tạo xong thời điểm khôi phục.

Trong Windows Vista, chọn Start > Control Panel > System. Dưới 'Tasks' phía bên phải của cửa sổ, click System Protection. Trong hộp System Properties bạn click Create ở phía dưới cửa sổ.

Người dùng XP nên chọn Start > Run, nhập vào msconfig và nhấn . (Trong Vista, chọn Start > nhập msconfig vào hộp Search và nhấn .) Chọn tab Startup, bạn sẽ thấy một danh sách tất cả chương trình tự động load, mỗi chương tình có một hộp check. Bỏ chọn trong hộp này bạn sẽ không phải load nó khi khởi động.

Chọn các ứng dụng tự động load

Các ứng dụng nào nên để tiếp tục tự động load? Đầu tiên và trên tất cả là các phần mềm chống virus, tường lửa và chương trình bảo mật khác. Rõ ràng các chương trình này làm chậm máy tính của bạn và chúng còn có thể gây ra xung đột nhưng cái giá mà bạn phải trả nếu không có chúng còn cao gấp bội lần.
Nhiều chương trình khác trong danh sách thì tùy thuộc vào nhận xét của bạn. Không cần thiết phải tự hỏi là “Nó có phải chương trình tốt hay không?” mà hãy xem xét đến vấn đề “có cần nó cho tất cả thời gian hay không?” Ví dụ: Tôi cho phép Copernic Desktop Search tự động load bởi vì nó cần để chú dẫn các file dữ liệu của tôi một cách liên tục.

Sau khi bỏ chọn các chương trình không cần thiết để load tự động tại thời điểm khởi động, bạn Click OK và khởi động lại máy tính. Windows sẽ load cùng với một thông báo khá dài thoạt nhìn bạn có thể nghĩ rằng đó là một thông báo lỗi. Bạn chỉ cần check vào hộp check Don't show this message or launch the System Configuration Utility when Windows starts ở phía dưới của hộp thoại và kích OK.

Làm sạch Windows

Nếu một chương trình tự động load không làm nhanh đáng kể hệ thống của bạn lúc khởi động, bạn nên thử một vài mẹo vặt sau:

Làm sạch Registry. Windows Registry của bạn lớn hơn thì hệ thống khởi động sẽ lâu hơn. Bộ làm sạch Registry ưa thích của tôi là Reg Organizer $30 của ChemTable, nó có thể cho phép soạn thảo Registry và công cụ bảo trì Windows. Nếu bạn không cần đến nhiều thứ như vậy thì có thể sử dụng EasyCleaner của ToniArts.

Sử dụng ít Font hơn. Việc load hàng trăm font hệ thống làm nó tốn thời gian. Nếu bạn có hơn 500 fonts hệ thống trong máy tính thì bạn nên gỡ bỏ bớt. Tiện ích The Font Thing miễn phí của Sue Fisher sẽ giúp bạn giảm bớt kích thước số lượng font xuống.

Thêm RAM. Phần cứng nhanh hơn nghĩa là máy tính của bạn cũng sẽ khởi động nhanh hơn (cùng với cả những thứ khác trong giữa quá trình khởi động và tắt máy). Cách này sẽ không rẻ nhưng là cách hiệu quả để cải thiện hiệu suất phần cứng của bạn.

More about

Phân biệt giữa Laptop và Netbook

Người đăng: vjnhhoa



Hiện nay, ta thường thấy trên các trang về CNTT xuất hiện ngày càng nhiều thuật ngữ Netbook và Laptop. Laptop thì chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc nhưng thuật ngữ Netbook là gì thì chưa hẳn ai cũng biết.


Laptop: Là một loại máy tính xách tay. Về kích thước Laptop lớn hơn Notebook và có đầy đủ chức năng vượt trội hơn Netbook. Laptop được thiết kế với ổ cứng đi kèm. Đó là một ổ đĩa CD/DVD ROM hay là một khay đĩa CD/DVD có thể tháo rời được. Màn hình của Laptop thông thường có kích thước tối thiểu là 15 inches.

Netbook: Thuật ngữ này được đưa ra bởi Intel vào tháng hai năm 2008, để chỉ một loại máy tính có kích thước nhỏ, giá rẻ, nhẹ, tối ưu hóa cho việc truy cập Internet và các chức năng tính toán cơ bản khác như xử lí văn bản. Cho nên có thể nói: Netbook là "những laptop nhỏ được thiết kế cho truyền thông và truy cập Internet không dây.”

Phân biệt giữa Laptop và Netbook

Laptop có tính năng và cấu hình đa dạng hơn Netbook nhiều. Về âm thanh và tốc độ xử lý của Netbook cũng kém xa Laptop. Chính vì thế mà lẽ tất nhiên giá cả của Laptop mắc hơn Netbook nhiều. Tuy nhiên, tuỳ từng mục đích khác nhau mà người sử dụng có thể chọn cho mình một chiếc Laptop hay chiếc Netbook.

Theo nhiều người phân tích thì Netbook thực sự không hiệu quả trong công việc như thực hiện các công việc quảng cáo của hãng, bàn phím nhỏ, màn hình nhỏ, không có ổ quang, và phần cứng thì cực yếu, người dùng chỉ có thể lướt web, làm văn bản là xong, ngoài ra không có chức năng nào cao cấp cả.

Tuy nhiên, ưu điểm của Netbook là sở hữu thân hình nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ nên người sử dụng thường mua nó khi mục đích của mình là để làm những công việc mang tính chất di động và truy vấn thông tin. Chính vì những ưu điểm trên cùng với giá rẻ, Netbook hiện nay đang nổi lên như một trào lưu mới được nhiều người ưa chuộng.

Còn đối với Laptop thường được người sử dụng lựa chọn mua để làm công việc vì ưu điểm tốc độ xử lý nhanh, bàn phím to cũng như màn hình lớn giúp làm việc dễ dàng hơn.

Theo VTC
More about

RAM cao cấp khó làm giả

Người đăng: vjnhhoa



Dựa vào những công nghệ đặc trưng của nhà sản xuất hay một số đặc điểm khó làm giả trên sản phẩm, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn về chất lượng cũng như độ tin cậy khi lựa chọn những thương hiệu này.


RAM nhái xuất xứ từ Trung Quốc không chỉ tràn ngập tại TP HCM mà cả Hà Nội thông qua một số nhà phân phối tiểu ngạch. Một phần do nhận thức của khách hàng, một phần do tâm lý hám lời của một số cửa hàng khiến những sản phẩm này vẫn còn đất sống và chiếm một phần không nhỏ lượng RAM bán ra trên thị trường.

"Trước đây, giá RAM quá cao khiến khách hàng luôn tìm đến những sản phẩm có giá rẻ để giảm chi phí, do đó những loại có nhãn mác lạ và làm nhái nhãn mác với giá rẻ hơn 5-7 USD so với sản phẩm chính hãng cùng dung lượng bán rất chạy. Tuy nhiên, hiện nay giá mỗi thanh RAM giảm chỉ còn 1/3 so với trước đây và chênh lệch so với "hàng ngoài" không đáng kể, nên khách hàng thường yêu cầu chúng tôi cung cấp RAM", ông Đinh Cự Thành, Giám đốc công ty tin học Hải Anh tại Hà Nội, chia sẻ. Theo ông Thành, hàng chính hãng thường chạy ổn định hơn và ít xảy ra trường hợp phải bảo hành, giảm bớt phiền toái đối với khách hàng, do đó lựa chọn hàng chính hãng có chất lượng là tiêu chí hiện nay của các cửa hàng tin học. Cùng quan điểm trên, ông Tuấn Dũng, Giám đốc công ty tin học Anh Long ở Thái Nguyên, cho biết nhiều khách hàng khi mua máy tính cũng hạn chế về kinh phí nhưng chắc chắn họ không chấp nhận mua rẻ với sản phẩm không có đảm bảo.

"Chỉ thêm 2 - 3 USD là có thể sở hữu hàng chính hãng chất lượng tốt hơn rất nhiều, việc gì phải mua hàng không rõ lai lịch và không rõ có bị giả hay không, nhất là trong quá trình sử dụng RAM chính hãng có hiệu năng hơn RAM 'ngoài luồng' đến 30%", anh Nguyễn Tú, thành viên diễn đàn phần cứng vozforums, chia sẻ.

Ông Lê Hoàng Sơn, công ty Viễn Sơn - nhà phân phối chính thức của Kingmax tại Việt Nam, cho biết, để chống lại cuộc chiến với hàng giả, ngay từ ngày 10/7/2006, Kingmax đã đưa ra một số đặc điểm nhận dạng hàng chính hãng như sau :

- Chip chống giả : Chip chống giả trên RAM Kingmax thật có chân chì
Chip chống giả trên RAM Kingmax thật có chân chì.
Tem chính hiệu.
Tem chính hiệu.
- Mẫu tem chống hàng giả do Viện Khoa Học Hình Sự - Bộ Công An phát hành:
Mẫu tem chống hàng giả do Viện Khoa Học Hình Sự, Bộ Công An, phát hành.

Một sản phẩm chính hiệu phải hội tụ đủ các yếu tố trên, và với những đặc điểm này, hiện nay trên thị trường, RAM Kingmax gần như không còn hàng nhái.

Tại miền Bắc, công ty Thủy Linh, nhà phân phối chính thức thương hiệu A-DATA, cũng cho biết, họ quyết định kinh doanh sản phẩm A-DATA vì nghiên cứu kỹ đây là một trong những nhà sản xuất RAM lớn nhất Đài Loan với công nghệ chế tạo bộ nhớ không thể làm giả, vì thành phần cấu tạo để giống như RAM A-DATA phải dùng loại IC nhớ cao cấp (là phần đắt nhất trong một thanh RAM). Chất lượng cao hơn nên RAM ADATA đắt hơn các loại dùng IC thông thường.

IC nhớ cao cấp đặc trưng riêng của A-Data.
IC nhớ cao cấp đặc trưng riêng của A-Data.

Ngoài ra, nếu khách hàng lựa chọn dòng RAM A-DATA được trang bị thêm tản nhiệt bằng nhôm mầu đỏ thì chi phí để làm giả còn cao hơn hàng thật.

A-DATA được trang bị Heatsink (tản nhiệt nhôm) giúp RAM mát hơn, chạy ổn định hơn khi sử dụng được hết công suất, hiệu năng của máy tính. Chi tiết về hiệu năng tại đây.
A-DATA được trang bị Heatsink (tản nhiệt nhôm) giúp RAM mát hơn, chạy ổn định hơn khi sử dụng được hết công suất, hiệu năng của máy tính.

Song song với 2 dòng RAM, trên hãng A-DATA còn nổi tiếng trong phân khúc thị trường phục vụ các đối tượng chuyên nghiệp như người chơi game, ép xung, thiết kế...

A-DATA G Series - Game thủ chuyên nghiệp ( Chi tiết về hiệu năng tại đây )
A-DATA G Series dành cho game thủ chuyên nghiệp.
A-DATA + series - dành cho Overclocker ép xung tốc độ cao hơn ( Chi tiết về hiệu năng tại đây )
A-DATA + series dành cho Overclocker ép xung tốc độ cao hơn.
A-DATA X Series - Ép xung cao cấp (Chi tiết sản phẩm tại đây)
A-DATA X Series - Ép xung cao cấp.
A-DATA X2 Series - Hiệu năng tột đỉnh (Chi tiết sản phẩm tại đây )
A-DATA X2 Series - Hiệu năng tột đỉnh.
Mỗi sản phẩm Ram A-DATA bán ra đều có phiếu bảo hành chính hãng.
Mỗi sản phẩm RAM A-DATA đều có phiếu bảo hành chính hãng.
More about

Cách chọn mua thiết bị Wi-Fi để không phí tiền

Người đăng: vjnhhoa



Thiết bị phát sóng Wi-Fi có nhiều loại và tính năng tích hợp. Ảnh: Flyleaf.
Nếu mua nhầm thiết bị gắn kèm cả modem trong khi nhà đã có modem ADSL, bạn sẽ bỏ phí vài trăm nghìn.



Chọn chuẩn nào?

Wi-Fi hiện có các chuẩn 802.11 a/b/g và 802.11n là mới nhất. Trong khi các chuẩn cũ chỉ có tốc độ 54 megabit/giây, 802.11n đạt hơn 100 megabit/giây. Dù đến năm 2010, 802.11n mới chính thức được phê duyệt, các sản phẩm dùng chuẩn này (thực chất là theo "dự thảo" chuẩn) sẽ không thay đổi nhiều. Hơn nữa, các router 802.11n có khả năng tương thích ngược với thiết bị dùng chuẩn cũ, chỉ cần người dùng cài đặt vài bước.

Nếu các thiết bị kết nối không dây trong nhà như laptop, điện thoại... đều dùng chuẩn a/b/g và bạn không có ý định mua cái mới thì có thể dùng router theo chuẩn cũ, bởi nếu router 802.11n đi với thiết bị a/b/g thì không phát huy tác dụng. Có lẽ, đến khi bạn đủ tiền mua thiết bị theo chuẩn 802.11n thì giá router tương ứng đã giảm nhiều. Hiện giá router theo chuẩn này là hơn 1 triệu đồng, tùy theo tính năng phụ thêm.

Chọn thiết bị phát sóng Wi-Fi nào?

Có nhiều model bề ngoài trông khá giống nhau, nhất là cùng của một hãng. Tuy nhiên, chúng được phân ra thành 3 loại là Access Point, Wireless Router và Wireless Modem.

Trong đó, Access Point (chỉ có cổng cắm LAN) không cấp phát địa chỉ IP, cắm vào là dùng được luôn. Nhược điểm của thiết bị này là bảo mật kém và chỉ nên dùng khi đặt trong một mạng an toàn có sẵn tường lửa, router... Wireless Router (thêm cổng cắm ghi rõ chữ WAN) có khả năng bảo mật tốt hơn, cấp phát IP động, vừa làm nhiệm vụ kết nối không dây, vừa kết nối các máy không có adapter wireless với Internet như máy tính để bàn thông thường. Wireless Modem (có thêm lỗ nhỏ DSL-Line) là thiết bị tiện dụng nhất với những người chuẩn bị lắp mạng mà chưa có modem riêng biệt vì ngoài chức năng của Wireless Router, nó còn đóng vai trò của một modem.

Giá của 3 thiết bị này chênh nhau vài trăm nghìn đồng, tùy theo hãng. Ví dụ hãng TP-Link, Tenda, D-Link, loại 802.11a/b/g Access Point hơn 300.000 đồng, Wireless Router hơn 600.000 đồng, Wireless Modem hơn 800.000 đồng. Sản phẩm cùng loại của Linksys giá cao hơn một chút và có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra còn có nhiều hãng khác như 3com, Belkin, Zyxel...

Có nên chọn router 2 băng tần?

Các router này chia luồng truy cập trên 2 dải tần không dây là 2,4 GHz và 5 GHz. Về cơ bản, sự sắp xếp này mở thêm đường liên lạc để mạng có thể xử lý thêm nhiều dữ liệu trong cùng một lúc với tốc độ nhanh hơn.

Nhiều router như Linksys Simultaneous Dual-N Band Wireless Router (WRT610N) có thể chia luồng truy cập trên 2 SSID (mã hiệu mạng), giúp người dùng đưa các thiết bị theo chuẩn 802.11b (chậm hơn, mức bảo mật thấp hơn) vào "cao tốc" này. Các router khác như Netgear Rangemax Dual Band Wireless-N Gigabit Router (WNDR3700) hỗ trợ tách biệt luồng truy cập trên 2 mạng không dây.

Giá của router loại này hiện ở mức trên 100 USD.

Các lựa chọn khác trên router

Một số mẫu router còn đưa thêm những chi tiết kỹ thuật vào để phục vụ các đối tượng có nhu cầu, ví dụ thêm cổng USB để người dùng cắm máy in, ổ cứng di động... vào mạng.

Nếu tầm phủ sóng là quan trọng đối với bạn, hãy chọn router có thêm nhiều cổng ăng-ten vì có thể phạm vi phủ sóng trên quảng cáo không đúng như thực tế. Có thể mua thêm Access Point bên cạnh một router bảo mật tốt để làm điều này.



Nguồn: Vnexpress

More about

Chọn mua LCD cũ 'tuổi thọ' cao

Người đăng: vjnhhoa



Với một số kinh nghiệm về chất lượng các nhãn hiệu thường thấy trên thị trường, bạn có thể tìm cho mình một màn hình tinh thể lỏng (LCD) cũ vừa túi tiền mà lại sử dụng được từ 2 đến 3 năm.


Anh Đức Huy ở TP HCM, không có nhiều tiền để sắm hẳn một chiếc LCD mới nên hai tháng trước, sau khi tìm trên mạng, anh tậu về một chiếc hiệu Prius 15 inch hình ảnh đẹp, sắc nét với giá 75 USD. Anh thấy cái giá đó cũng vừa tầm hơn so với các loại khác như Dell, Gateway hay NEC (cao hơn khoảng 10-20 USD). Hơn nữa, Prius được bảo hành một tháng nên anh cũng yên tâm phần nào. Nhưng đúng hai tháng sau, cái màn hình phải "ra đi" vì hỏng nặng không thể sửa được.

Theo tìm hiểu của VnExpress, màn hình tinh thể lỏng cũ trên thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu, giá cả khoảng từ 60 đến 90 USD kích cỡ 15 inch và 90 USD-120 USD đối với loại 17 inch. Mức giá này rẻ hơn khoảng từ 40 đến 60 % so với hàng mới. Tuy nhiên, chất lượng thì vô chừng, nếu không có kinh nghiệm lựa chọn máy, người mua dễ dàng "ôm quả đắng".

Loại hàng bình thường dùng được từ 2 đến 3 tháng có giá 60-75 USD (15 inch) và 80-90 USD (17 inch), như Hitachi, Prius... Hàng tốt trong số những loại LCD cũ này có thể sử dụng 2-3 năm hoặc hơn.

Theo đánh giá của anh Trần Đình Hoành, một người chuyên xử lý máy tính cũ, màn hình Dell có chất lượng tốt hơn những dòng khác, có thể sử dụng đến hơn 3 năm. Hàng này có giá cao nhất trên thị trường, khoảng 90 USD (15 inch) và 120 USD (17 inch). Gateway, NEC, IBM được anh Hoành đánh giá ở bậc thấp hơn một chút, nhưng cũng có thể sử dụng được từ 2 đến 3 năm. Loại này có giá khoảng 80 USD đối với cỡ 15 inch và 100-110 USD cỡ 17 inch.

Anh Nguyễn Thanh Hiếu, chuyên đi thu mua màn hình tại một công ty tin học ở đường Gia Phú, quận 6, TP HCM, chia sẻ một số kinh nghiệm về chất lượng các loại màn hình tinh thể lỏng hiện nay trên thị trường như sau: Trừ các loại LCD cũ kể trên, số còn lại đẹp mã song chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng khoảng 3 tháng là hỏng. Nhiều màn hình nhãn hiệu có tiếng nhưng cũng đều mắc một trong hai 'bệnh', chẳng hạn Prius sau khoảng thời gian sử dụng vài tháng thường bị hỏng phần màn hình, không thể sửa được. Màn hình Hitachi lại gặp tình trạng bị hỏng bo mạch cao áp (dùng duy trì, điều chỉnh dòng điện). Lỗi này khi sửa mất khoảng 50.000 đồng là tiếp tục sử dụng được. Thế nhưng cứ sau vài ba tháng màn hình lại hỏng một lần, làm mất thời gian cho người sử dụng. Chưa tính rằng mỗi nơi sửa chữa "hét" mỗi giá khác nhau, thậm chí nhiều khi thợ sửa bảo rằng "nó hỏng rồi" để người tiêu dùng phải mua cái mới.

Theo anh Hoành, loại LCD NEC được thiết kế theo chuẩn phù hợp với người châu Á, màu sắc mang tone nóng, sáng rõ và có phần rực rỡ hơn phong cách "lạnh" của dòng châu Âu (màu hơi sẫm) như của Dell, Gateway hay IBM. Màn hình NEC còn phù hợp cho xem phim, chơi game vì hình ảnh rất rõ đẹp. Nhưng hàng này rất hiếm linh kiện để sửa chữa.

Một "đầu nậu" buôn LCD cũ cho biết, mỗi lô hàng khoảng 2.000 chiếc được nhập về thì nhãn hiệu hoặc loại chất lượng tốt chỉ có chừng 30-50 cái. Còn lại đa phần là những monitor chỉ còn đủ "sống" được khoảng 2-3 tháng mà thôi.

Các chuyên gia máy tính cũng khuyến cáo, lựa chọn một nhãn hiệu có chất lượng tốt chưa đủ, mà còn nên lưu ý hàng có ngày sản xuất gần đây để sử dụng được lâu hơn. Date code (ngày sản xuất) thường được in ở mặt sau vỏ ngoài của màn hình. Về mặt kỹ thuật, thời gian sử dụng trung bình liên tục của một màn hình LCD mới 100% là từ 20.000 đến 40.000 giờ.

Dùng mắt thường kết hợp với các công cụ kiểm tra màn hình, người mua có thể phát hiện những lỗi như điểm bầm (màu bị nhòe), vết sọc, độ sáng màn hình...

Nguồn: vnexpress

More about

Cách sử dụng điện thoại di động cho người mới bắt đầu

Người đăng: vjnhhoa



Hiện nay điện thoại di động đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Những người lần đầu tiên cầm chiếc điện thoại di động trong tay đều có chung một thắc mắc đó là sử dụng chúng như thế nào.


Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng các chức năng cơ bản của điện thoại di động (ĐTDĐ) cho những người mới bắt đầu.

Các bước chuẩn bị:

Lắp thẻ SIM vào máy:

  • Tháo nắp đậy nằm phía sau máy bằng cách dùng tay vừa nhấn xuống và trượt nắp ra khỏi vỏ máy, sau đó tháo Pin ra khỏi máy. Lưu ý có một số máy có thiết kế Pin và nắp đậy chung với nhau.

mo_nap_day.png

  • Trượt thẻ SIM vào khe cắm sao cho hình dáng của khe cắm và thẻ SIM trùng khớp với nhau, bề mặt có tráng kim loại của thẻ SIM tiếp xúc với các chân của khe cắm.

lap_sim.png

  • Gắn Pin vào máy và đậy nắp lại.

lap_pin.png

Nạp điện vào Pin (sạc Pin):

  • Gắn bộ sạc Pin vào ổ điện và cắm đầu dây vào lỗ sạc trên điện thoại, tùy theo điện thoại sẽ có các lỗ cắm khác nhau. Sau khi sạc xong thì rút dây cắm ra khỏi điện thoại và tháo bộ sạc ra khỏi ổ điện.

sac_dt.png

  • Lưu ý trong lúc sạc Pin không được tháo Pin ra, nếu tháo có thể sẽ làm hư điện thoại.

Các phím cơ bản trên điện thoại:

ban_phim.png

Màn hình với các biểu tượng hiển thị trạng thái và chức năng:

man_hinh.png

Lưu ý các biểu tượng này có thể thay đổi tùy theo điện thoại.

Sử dụng một số chức năng cơ bản:

Mở/tắt điện thoại:

  • Mở hoặc tắt điện thoại bằng cách nhấn và giữ chặt phím Kết thúc. Một số điện thoại có thể có phím mở/tắt (Power) riêng.

Thực hiện cuộc gọi:

  • Nhập số điện thoại cần gọi bằng cách nhấn các phím số trên bàn phím sau đó nhấn phím Gọi, ngưng cuộc gọi bằng phím Kết thúc.
  • Lưu ý hiện nay ở Việt Nam khi thực hiện cuộc gọi từ ĐTDĐ tới một ĐTDĐ khác thì chỉ cần nhập đúng số điện thoại còn khi gọi tới điện thoại bàn thì phải nhập mã số vùng + số điện thoại. Td: Muốn gọi số điện thoại bàn 1234567 tại TP.HCM (mã vùng là 08) phải nhập số 081234567.

Trả lời cuộc gọi:

  • Khi có tín hiệu gọi đến, nhấn phím Gọi hoặc phím Ok để nhận cuộc gọi. Nếu không muốn nhận thì có thể nhấn phím Kết thúc để từ chối cuộc gọi.

Gọi lại số đã gọi hoặc đã nghe:

  • Nhấn phím Gọi, trên màn hình sẽ liệt kê các số đã gọi và đã nhận (kể cả các cuộc gọi/nhận không thực hiện được), dùng phím mũi tên lên xuống để chọn số sau đó nhấn phím Gọi.
Theo buaxua
More about

Tăng tốc lướt Web hiệu quả hơn

Người đăng: vjnhhoa



Có thể bạn đã sử dụng thuần thục các công cụ web. Nhưng để khai thác tài nguyên web một cách hiệu quả và thú vị, bạn cần biết thêm cách sử dụng "mẹo".


Hầu như, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe hoặc sử dụng các công cụ web như Amazon, Gmail, Google, Wikipedia, eBay, Flickr, YouTube, Craigslist, iTunes, MapQuest. Có thể bạn đã sử dụng thuần thục các công cụ này. Nhưng để trở thành một chuyên gia khai thác tài nguyên web, bạn cần biết thêm cách sử dụng “mẹo”, thủ thuật. Bài viết sẽ giúp bạn tìm thấy các “đường tắt” để sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn và lướt web hiệu quả hơn hay những ý tưởng thú vị để có thể khai thác cho công việc của mình.

Google

Duyệt kết quả từ bàn phím: trang tìm kiếm thử nghiệm Experimental Search của Google sẽ cho bạn cảm giác “khác lạ” khi thử các phím tắt ngay trên trang kết quả tìm kiếm Google.

Cần biết các toán tử tìm kiếm: Google nổi tiếng nhờ công cụ tìm kiếm có khả năng đáp ứng bất kỳ cấp độ truy vấn phức tạp nào. Tuy nhiên nếu người dùng biết thêm các toán tử tìm kiếm, thì việc sử dụng Google sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Google Help Cheat Sheet đưa ra các thủ thuật giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng hơn.

Đổi đơn vị đo lường: Google cũng là công cụ tuyệt vời hỗ trợ việc chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường. Chỉ cần nhập vào “cần bao nhiêu ounces nước để làm đầy một cái tách?”, Google sẽ cho bạn biết ngay kết quả.

Thu hẹp kết quả tìm kiếm: Thông thường sau khi thực hiện tìm kiếm, bạn sẽ thấy các kết quả cần tìm ở ngay trang đầu tiên của Google. Tuy nhiên với những nội dung, thông tin đòi hỏi cần chi tiết hơn, bạn nên nhấn vào đường liên kết Show Options ở phía trên kết quả tìm kiếm để liệt kê các kết quả trong khoảng thời gian gần nhất hoặc lâu nhất, ví dụ bạn có thể tìm thấy thông tin về nội dung nào đó cách đây một ngày.

Xác định phạm vi tìm kiếm: Nếu biết rõ nội dung tìm kiếm có tính chất đặc thù, bạn thử dùng Google Squared. Google Squared là công cụ tìm kiếm mới trả về kết quả dạng bảng, giúp bạn nhìn tổng thể nội dung đang tìm.

Gmail & Google Calendar

Hình 1: Nút Buy This Later thông báo cho bạn biết khi nào các mặt hàng trên Amazon giảm giá.

Dùng phím tắt: Tại sao phải mất nhiều thời gian “rê” chuột soạn email, ghi tiêu đề email hoặc tìm kiếm nội dung. Các phím tắt của Gmail sẽ giúp bạn rảnh tay, hãy kích hoạt tính năng này (không mặc định) trong mục Settings, thẻ General, đánh dấu chọn Keyboard shortcuts on, sau đó nhấn phím “?”. Bạn sẽ thấy danh sách đầy đủ các phím tắt. Trong Google Calendar các phím tắt được bật mặc định (nhấn “?” để xem danh sách phím tắt).

Tận dụng tốt các add-on mở rộng: Gmail và Google Calendar là hai ứng dụng tốt, tuy nhiên nếu bạn muốn khai thác tối đa các chức năng của chúng, thử dùng 2 add-on trên trình duyệt Firefox: Better Gmail 2 bổ sung thêm một số tính năng nổi bật cho Gmail và Better GCal tạo mới hoàn toàn giao diện Google Calendar.

Tích hợp Gmail và Google Calendar: Khi bạn nhận lời mời sử dụng Gmail, Google Calender cũng sẽ được tự động thêm vào. Để hai ứng dụng này phối hợp tốt với nhau bạn cần bật Google Calender từ Gmail Labs. Công cụ này sẽ tạo một lịch trình theo dõi nằm ở thanh bên cạnh Gmail và bạn có thể lấy dữ liệu lịch công tác hoặc lịch làm việc một cách trực tiếp.

Một số ý kiến của người trong cuộc

Matt Edwards
Kỹ sư trưởng phát triển phần mềm của Amazon

AMAZON
Universal Wish List

Universal Wish List cho phép khách hàng thêm bất kỳ sản phẩm nào từ các trang web khác vào trong danh sách Amazon Wish List. Chỉ mất vài giây để cài đặt nút ‘Add to Wish List’ vào thanh công cụ trên trình duyệt của người dùng.

Tự động tạo hộp thư (Inbox): Dù Gmail thiếu tính năng tạo thư mục phân loại e-mail, nhưng bạn có thể sử dụng tên nhãn (label) như một công cụ sắp xếp. Sử dụng trình đơn sổ dọc (drop-down) Label hoặc nhấn phím tắt L, sau đó nhập tên nhãn. Nếu bạn muốn tìm một label, message nào đó, hãy thử tạo một bộ lọc – nhấn Create a filter cạnh hộp tìm kiếm Gmail - sau đó nhập nội dung cần lọc và chọn các thông tin cần tìm kiếm như “archive”, “marks as read”, “stars”, “labels”, “forwards”, “delete”. Bộ lọc sẽ tự động tìm trong Inbox.

Dùng “thử” thư viện của Gmail Labs: Đây là sân chơi dành cho những ai muốn thử nghiệm các đặc tính mới của Google như Forgotten Attachment Detector, giúp bạn tránh các tập tin đính kèm có n ội dung xấu, hoặc Offline Gmail, Task (danh sách những công việc cần thực hiện). Đội ngũ Gmail hiện đang cập nhật liên tục những tính năng mới cho thư viện, nên bạn hãy cố gắng dùng cho hết các tính năng này.

YouTube

Ẩn những nội dung xấu: Đôi lúc, bạn gặp phải những lời bình luận mang tính trêu chọc quá mức trên YouTube, hãy dùng tính năng mở rộng YouTube Comments Snob trên trình duyệt Firefox để lọc những nội dung sai chính tả, cú pháp câu không rõ ràng hoặc lời lẽ xúc phạm.

Phát lại đoạn phim chất lượng cao mặc định: Tuyệt vời nếu được xem bất cứ đoạn phim nào trên YouTube ở độ phân giải chất lượng cao (High quality – HQ), nhưng trên thực tế mỗi khi muốn xem phim ở chế độ “HQ”, bạn luôn phải thực hiện thao tác chuyển đổi. Nếu đường truyền Internet đủ nhanh, bạn có thể thiết lập mặc định xem phim chế độ ‘HQ’. Đăng nhập vào YouTube và thay đổi thiết lập trong phần playback bằng cách chọn I have a fast connection. Always play higher-quality video when it’s available.

Tải phim vào thiết bị di động: Không có gì đáng ngại khi xem YouTube qua Internet, nhưng nếu bạn xem YouTube qua thiết bị di động thì có thể gặp một số rắc rối về định dạng tập tin. Một giải pháp, nhấn vào “kick” để lấy đường dẫn URL của video cần tải về (ví dụ kickyoutube.com/watch/?v=ZEigvdbzia8). Khi đã ở trong trang tải đoạn phim, chọn kiểu định dạng mà thiết bị di động hỗ trợ và hãy để KickYouTube (kickyoutube.com) thực hiện các công việc còn lại.

Hình 2: Bản đồ PadMapper cho biết vị trí các ngôi nhà bạn tìm kiếm trên Craigslist.

Tính riêng tư: Để tránh những đoạn phim riêng tư bị xoi mói bởi hàng triệu thành viên trên YouTube, bạn nên thiết lập quyền cho phép xem hoặc không được xem những đoạn phim mới vừa tải lên. Vào www.youtube.com/account#privacy/search để kiểm soát quyền trên kênh YouTube cho riêng bạn. Ngoài ra, mục Recent Activity sẽ hiển thị những hoạt động gần đây của bạn để giúp bạn bè có thể cập nhật và biết cách liên lạc với bạn.

Tạo và chia sẻ qua QuickLists: Để tối ưu hóa việc xem trên YouTube, bạn nên biết thêm tính năng QuickList. Công cụ này giúp bạn sắp xếp thứ tự các đoạn video có chất lượng tốt và thậm chí bạn có thể lưu và chia sẻ đoạn phim với bạn bè. Để thêm video vào QuickLists, nhấn biểu tượng dấu “+” ở góc dưới bên trái của bất kỳ đoạn video nào.

Tải đoạn phim: Tải video lên YouTube là công việc dễ dàng, nhưng nếu để tải những đoạn phim có chất lượng cao thì phải mất khá nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lưu những đoạn phim muốn tải cho đến khi chúng sẵn sàng được tải (hit the sack). Ngoài ra, bạn có thể tải lên cùng lúc nhiều đoạn phim, để đến sáng thức dậy, các đoạn phim đã tải hoàn tất lên Youtube.

Flickr

Cách sử dụng hình ảnh miễn phí: Bạn đang tìm kiếm hình ảnh đặt vào trang blog cá nhân, nhưng không muốn nhận những lá thư có nội dung liên quan đến tác quyền. Chỉ cần vào trang tìm kiếm nâng cao, đánh dấu vào hộp thoại Only search within Creative Commons-licensed content, từ lúc này bất cứ hình ảnh nào tìm kiếm được, bạn sẽ được dùng miễn phí trong trang của mình (thường kèm theo đó là những điều khoản, quy định).

Một số ý kiến của người trong cuộc
Jim Griffith
Chuyên gia thị trường của eBay

eBay
Refine Your Searches

Bạn sẽ tìm thấy hộp “Refine Search” nằm phía bên trái ngay trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Hộp này sẽ liệt kê các phân loại để bạn tùy chọn, giúp bạn khỏi phải mất công trượt một danh sách dài các sản phẩm, tuy nhiên có một số mặt hàng không liên quan trực tiếp đến những món hàng mà bạn cần tìm.

Dùng công cụ phù hợp để tải chương trình: Flickr sẽ dễ dùng hơn nếu đi kèm với ứng dụng Flickr Desktop Uploadr. Bên cạnh việc kéo và rê chuột để tải lên một lô hình ảnh, ứng dụng còn cho phép gán thẻ, đặt tiêu đề, thiết lập quyền...

Tải đoạn phim chất lượng cao: Mọi người đều biết Flickr là nơi lưu trữ hình ảnh trên mạng, tuy nhiên Flickr còn có thể làm được nhiều điều hơn thế. Năm ngoái, Flickr đã giới thiệu dịch vụ chia sẻ các đoạn phim dành cho người dùng trả phí, cho phép tải tập tin với dung lượng giới hạn 500MB, nhưng đầu năm nay Flickr đã mở rộng ứng dụng này cho tất cả người dùng. Tuy nhiên, tất cả các đoạn phim bị khống chế thời lượng tối đa là 90 giây, điều này đảm bảo những thước phim được chọn sẽ có những khoảnh khắc ấn tượng.

Tải hình ảnh lên Flickr qua email: Khi đăng ký Flickr, dịch vụ sẽ tự động cấp cho bạn địa chỉ “bảo mật” @flickr để bạn có thể gửi ảnh đến Flickr qua email (cách thức này sẽ thuận tiện khi bạn muốn tải ảnh lên Flickr bằng iPhone). Điểm thuận lợi của chức năng này là bạn chỉ cần mở tài khoản thiết lập email của mình và sao chép địa chỉ email dùng để tải ảnh lên Flickr vào danh bạ liên lạc. Khi bạn gửi email hình ảnh đến Flickr, chủ đề của thông điệp chính là tiêu đề của bức ảnh và phần nội dung sẽ là đoạn mô tả ảnh đó.

Tăng “hương vị” cho màn hình PC: Bạn bỏ nhiều công sức để sắp xếp và tải ảnh lên Flickr, tại sao lại không dành chút thời gian để đưa ảnh lên màn hình desktop của mình? Ứng dụng Flickr .Net Screensaver giúp tạo ảnh trên screensaver (trình bảo vệ màn hình). Ngoài ra, bạn có thể xác định ảnh dựa vào thẻ thông tin, các nhóm hoặc người dùng tạo ra ảnh đó. Để thêm một chút “hương vị” cho màn hình desktop, thử cài ứng dụng miễn phí John’s Background Switcher để tạo ảnh nền (wallpaper) lấy từ Flickr chạy luân phiên trên desktop.

Tìm loại máy ảnh: Bạn mong ước ngày nào đó sẽ chụp được những tấm ảnh giống như trên Flickr. Trang web này không dạy kỹ năng để bạn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng nó sẽ giúp bạn biết tấm ảnh đó được chụp bởi loại máy ảnh nào. Bạn có thể xem phần ‘Taken with’ ở mục Additional Information (thông tin mở rộng) của ảnh hoặc vào Flickr Camera Finder để tìm máy ảnh phổ biến, hay dùng để chụp các tấm ảnh trên Flickr.

Bảo vệ tính riêng tư: Flickr là nơi tuyệt vời để chia sẻ hình ảnh với bạn bè và người thân, nhưng không phải tấm ảnh nào cũng “công khai” cho mọi người nhìn thấy. Hãy vào trang Privacy của Flickr để gán quyền cho ảnh.

Wikipedia

Mang Wikipedia vào iPod: Với ứng dụng miễn phí bách khoa toàn thư Encyclopodia, bạn có thể đem theo bên mình cả kho kiến thức trực tuyến khổng lồ của thế giới. Và nếu bạn đang dùng iPhone hoặc iPod Touch và có kết nối Internet, hãy sử dụng thêm tiện ích Wikipanion để tối ưu hóa Wikipedia trên hai thiết bị di động này.

Tận dụng Screensaver: Screensaver thường hiển thị những hình ảnh đẹp mắt trong lúc máy tính của bạn “tạm nghỉ”. Vậy tại sao không tận dụng Screensaver để nâng cao thêm kiến thức của mình. Wikipedia Screen Saver sẽ đem đến cho bạn những trang ngẫu nhiên của Wikipedia trong những khoảng thời gian máy tính không làm việc.

Tải Wikipedia vào máy tính: Chỉ cần kết nối Internet, bạn sẽ có Wikipedia trong tích tắc. Tuy nhiên, nếu không có Internet, bạn hãy tải Wikipedia for Schools (schools-wikipedia.org) và ghi tất cả chúng vào DVD để mang đi bất cứ đâu. Hoặc bạn có thể dùng chương trình Pocket Wikipedia cài vào máy tính xách tay.

Biết cách hiệu chỉnh Wikipedia: Wikipedia được xây dựng dựa vào sự đóng góp bài vở và chỉnh sửa của các công dân mạng. Bạn muốn tham gia, chỉ nhấn đường liên kết Edit this page ở bất kỳ mục nào, không đòi hỏi phải là thành viên. Bạn nên đọc thêm mục ‘How to edit a page’ của Wikipedia trước khi bắt đầu công việc, hy vọng bạn sẽ trở thành một nhà biên tập chuyên nghiệp.

Hình 3: Tính năng ‘Taken with’ trong Flickr giúp người sử dụng biết thời gian chụp bức ảnh đó và dùng loại máy ảnh nào.

Tìm dấu vết hiệu chỉnh: Mặt trái của Wikipedia là tạo cơ hội cho những kẻ xấu dễ dàng hiệu chỉnh hoặc đưa những nội dung sai thực tế, không chính xác. Để nhận biết sự thay đổi về mặt nội dung, nhấn vào đường liên kết History ở phía trên cùng của bất cứ trang nào, tuy nhiên cách này cũng khó theo dõi việc hiệu chỉnh mà thay vào đó bạn nên xem bằng biểu đồ, ghé vào trang WikiDashboard (wikidashboard.parc.com). Một cách an toàn khác là dùng WikiAlarm (wikialarm.com), một dịch vụ miễn phí giúp theo dõi các bài viết trên Wikipedia mà bạn chọn và thông báo bằng email đến bạn những bài viết nào đã được hiệu chỉnh.

Đọc sách từ Wikipedia trong Inbox: Trang DailyLit (www.dailylit.com) sẽ gửi một số tác phẩm văn học vào hộp thư (Inbox) của bạn mỗi ngày. Nếu bạn thích đọc từ những kiệt tác văn học của phương Tây cho đến sách về các loại rượu, hãy đăng ký thành viên của DailyLit’s Wikipedia Tours.

eBay

Mang eBay vào desktop: Đã hơn 10 năm nay, nhờ vào trình duyệt web mà nhiều người trên thế giới biết nhiều đến trang web đấu giá trực tuyến eBay, nhưng giờ đây eBay muốn người sử dụng trải nghiệm các tiện ích hoàn toàn miễn phí của eBay Desktop ngay trên máy tính. Ứng dụng mới không chỉ cải thiện tốc độ truy cập nhanh hơn trước mà còn cung cấp phiên đấu giá thời gian thực, hoặc các thông báo nhắc nhở nếu bạn thoát khỏi hoạt động giao dịch. eBay Desktop sẽ cập nhật tự động, do đó bạn không cần kích hoạt tính năng làm mới (refresh) trên trình duyệt.

Một số ý kiến của người trong cuộc

Kellan Elliot-McCrea
Biên tập viên chuyên về siêu dữ liệu của mục Organizr

Flickr
Metadata Editor in Organizr

Trong Organizr, nhấp đôi chuột máy tính trên một bức ảnh sẽ hiển thị một loạt các chức năng đi kèm như tiêu đề, thẻ thông tin, ngày, cấp quyền… Nếu muốn chỉnh sửa một lượng lớn hình ảnh, hãy đến Organizr, đánh dấu vào hộp thoại Go to next item when you save và bắt đấu hiệu chỉnh. Organizr sẽ ghi nhớ các trường (field)/thanh (tab) khi bạn đang hiệu chỉnh.

Mua giá rẻ nhờ gõ sai tên mặt hàng: Điều quan trọng nhất của người bán là đảm bảo người mua tìm thấy đúng mặt hàng trong cuộc đấu giá. Tuy nhiên, đối với người mua, thỉnh thoảng họ cũng gõ nhầm tên sản phẩm. Với trang www.typobuddy.com, cho dù ghi sai chính tả trong hộp tìm kiếm, bạn vẫn nhận được danh sách các sản phẩm từ eBay và Craigslist. Nếu may mắn, việc gõ nhầm tên sẽ giúp bạn mua được món hàng với mức giá tốt.

Chương trình mua sắm nhận tiền: Microsoft đang thực hiện nhiều chương trình quảng bá Bing, một công cụ tìm kiếm mới, với mong muốn thu hút số lượng lớn người dùng từ bỏ Google chuyển sang dùng Bing, và thậm chí người sử dụng còn được trả tiền khi dùng Bing.

Cụ thể là, nếu dùng Bing để tìm kiếm và chọn mua món hàng trên eBay (có biểu tượng hoàn tiền), bạn có cơ hội nhận đến 200 USD trên lượng hàng mua. Cách thức này tuy hơi rắc rối hơn khi mua trực tiếp trên eBay nhưng khả năng giúp bạn tiết kiệm tiền cũng đáng giá.

Thông báo có hàng: Nếu bạn tìm kiếm món đồ nào đó, kết quả hiển thị thông báo hết hàng. Bạn nên vào phần Saved Searches trong mục My Account tiến hành vài thao tác để lưu nội dung tìm kiếm, sau đó eBay sẽ gửi e-mail hàng ngày – có thể kéo dài một năm - cho tới chừng nào xuất hiện đúng mặt hàng bạn cần tìm.

Đấu giá tự động: Một phiên đấu giá trực tuyến sẽ bất phân thắng bại cho đến những phút cuối để xác định được người thắng cuộc. Ứng dụng miễn phí JBidWatcher cho phép bạn theo dõi nhiều phiên đấu giá và có thể đưa ra mức giá đề nghị cao nhất cho món hàng nào đó cũng như thiết lập thông số để “ém” các mức giá, sau đó ứng dụng này sẽ “ra tay” vào những khoảnh khắc thích hợp giúp xác suất thắng cuộc của bạn cao hơn.

Theo dõi lợi nhuận và thua lỗ: Nếu xác định việc mua bán trên eBay là công việc nghiêm túc chứ không còn là sở thích đơn thuần, địa chỉ ProfBay (profbay.com) giúp bạn theo dõi các phiên giao dịch nhờ vào biểu đồ để biết được mức độ lời/lỗ sau khi trừ các khoản chi phí.

Amazon

Phân loại quà tặng: Việc tặng ai đó một món quà cũng khiến bạn mất thời gian vì đôi khi không biết nên chọn quà nào cho phù hợp. Amazon’s Gift Central sẽ giúp bạn chọn lựa quà tặng theo mùa, mức giá, độ tuổi, mối quan hệ (vợ chồng, người yêu...) và thậm chí theo sở thích cá nhân. Trong trường hợp bạn cần một món hàng “độc”, hãy nhờ đến For the One Who Has Everything.

Một số ý kiến của người trong cuộc

Todd Jackson
Giám đốc sản phẩm của Gmail


GMail

Quick Searches With a Keyboard Shortcut

Một danh sách các lời khuyên cũng như những mẹo nhỏ, thủ thuật trong Gmail, hãy tham khảo www.gmail.com/tips.

Thông báo còn hàng: Có lúc bạn “thèm” mua món hàng nào đó, nhưng lại hết hàng hoặc hầu bao của bạn không đủ sở hữu nó, hãy tải công cụ mở rộng Buylater dùng trên trình duyệt Firefox. Công cụ này giúp đặt nút “Buy This Later” vào trang Amazon và thông báo cho bạn biết khi có mặt hàng đó hay tình trạng hàng hóa, giá cả đã giảm…

Tìm mặt hàng giảm giá: Nếu bạn là người chuyên “săn” hàng đại hạ giá, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé www.junglecrazy.com, hầu hết các sản phẩm đều giảm giá tối thiểu là 70%. Không phải tất cả hàng hóa ở đây đều có chất lượng tốt, nhưng nếu bạn chịu khó lùng sục thì vẫn có thể tìm thấy nhiều mặt hàng chất lượng, giá rẻ và phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm món hàng ưng ý bằng cách sử dụng hộp tìm kiếm, hoặc nhấn vào các thẻ liên kết hay thăm dò món hàng giá “bèo” chỉ khoảng 1 cent.

Tìm sách giá rẻ: Mặc dù Amazon là trang web bán lẻ trực tuyến hàng đầu với phương thức vận chuyển nhanh chóng, nhưng đôi khi bạn có thể tiết kiệm tiền nếu mua chỗ khác. Công cụ mở rộng Book Burro dùng trên Firefox, tích hợp với Amazon sẽ lục lọi những tìm tiệm bán sách trực tuyến khác để chỉ ra nơi có giá rẻ nhất gần nơi ở.

Hình 4: Thêm một danh sách động các cuộc hẹn ở Google Calendar vào thanh bên cạnh Gmail.

So sánh món hàng bằng điện thoại di động: Khi đi mua sắm, theo thói quen bạn sẽ “chộp” ngay món hàng ở trên kệ nếu mới lần đầu nhìn thấy. Nhưng giờ đây bạn hãy khoan quyết định nhanh như thế, mà nên tham khảo những ứng dụng dùng trên điện thoại thông minh BlackBerry hoặc iPhone. Với ứng dụng Amazon Mobile này, bạn chỉ cần chụp sản phẩm muốn mua, chương trình sẽ tự động nhận diện, hiển thị giá và so sánh sản phẩm đó trên Amazon.

Chọn sản phẩm ưng ý nhất: Mua một sản phẩm trên Amazon sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ mình cần và muốn mua gì. Tuy nhiên bạn cũng dễ bị lừa nếu chỉ biết “qua loa” về sản phẩm đó. Nếu không chắc chắn về chất lượng, nguồn gốc... của mặt hàng, bạn có thể vào trang www.savvygraph.com và gõ từ khóa mặt hàng cần mua. Trang này sẽ xếp hạng, đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí của Amazon và số lượng người tham gia bầu chọn. Nếu mặt hàng nào nằm ở góc phải trên cùng của biểu đồ, nghĩa là mặt hàng đó có thứ hạng cao nhất và được đánh giá tốt nhất.

iTunes

Hình 5: TuneUp có chức năng sắp xếp gọn gàng các dữ liệu âm nhạc và tìm thấy tên chính xác của album.

Dọn dẹp các siêu dữ liệu và album: Bạn phải bỏ khá nhiều thời gian để sửa lại từng tên nhãn của bài hát trong thư viện iTunes. Ứng dụng TuneUp sẽ giúp bạn tự động “dọn dẹp”, chỉnh sửa tên các bản nhạc, tìm lại đúng tên nghệ sĩ của hát bài... Nếu lỡ quên tên album, TuneUp cũng giải quyết êm xuôi. Tuy nhiên, đây là phiên bản miễn phí, nên các tính năng sẽ bị giới hạn nhiều. Nếu bạn muốn có đầy đủ tính năng, hãy nâng cấp lên TuneUp Gold –việc dọn dẹp các siêu dữ liệu sẽ không còn bị giới hạn.

Xóa nội dung trùng lắp: iTunes hỗ trợ tốt việc nhận dạng những bài hát bị trùng lắp, để thực hiện hãy vào File.Show.Duplicates, nhưng đây là cách khá đơn giản, không thật sự hiệu quả lắm. Bạn có thể dùng ứng dụng miễn phí Meta-iPod để lục lọi, tìm những bản nhạc có nội dung trùng nhau. Khi cài xong, nhấn nút Start để phân tích thư viện, sau đó nhấn nút 2x để xem các bản nhạc trùng. Ngoài ra, Meta-iPod còn gợi ý bài nào nên lưu hoặc bỏ. Cuối cùng, nhấn Delete checked tracks để xóa chúng.

Một số ý kiến của người trong cuộc
Jim Muller
Kỹ sư phần mềm của Google


Google Search

Quick Local Searches

Bạn có thể ghé thăm trang www.google.com/landing/searchtips, chứa nhiều công cụ hỗ trợ và các tiện tích của Google.

Tìm nhạc miễn phí: Phần lớn thư viện nhạc iTunes không hỗ trợ hình thức nghe nhạc miễn phí, nhưng ở trang Free on iTunes thường xuyên cho phép tải miễn phí những bài hát, đoạn phim, chương trình truyền hình, và những nội dung đặc biệt khác.

Điều khiển từ xa iTunes: Nếu đang sở hữu iPhone hoặc iPod Touch, và muốn điều khiển từ xa iTunes, hãy tải và cài đặt chương trình miễn phí Remote vào hai thiết bị này; sau đó thiết lập kết nối thư viện iTunes với thiết bị (chạy Remote, chọn Add Library và thực hiện từng bước theo hướng dẫn của chương trình). Nhờ ứng dụng Remote, bạn có thể phát lại nhạc trên iTunes, tạo danh sách bài hát, và điều chỉnh âm lượng trên iPhone, iPod.

Biến iTunes thành DJ (người chỉnh nhạc): Tính năng Genius của iTunes giúp tạo danh sách nhạc dựa trên các bài hát có cùng âm thanh, điệu nhạc. Và tính năng DJ cho phép bạn - đang dùng ứng dụng Remote trên iPhone hoặc iPod Touch - có thể yêu cầu, thêm, sắp xếp hoặc xóa các bản nhạc từ danh sách nhạc.

Hình 6: Tìm thấy trạm xăng có giá rẻ nhờ vào công cụ hỗ trợ của MapQuest.

Tự động đồng bộ thư mục trên iTunes: Giả sử thích nhạc dân ca, theo thói quen bạn sẽ tải nhạc từ CD hoặc từ những nguồn nhạc trực tuyến không rõ xuất xứ vào iTunes. Thay cho thao tác thủ công như vậy, bạn có thể dùng iTunes Folder Watch để tự động thêm những bài hát mới vào iTunes.

Tạo danh sách bài hát “thông minh”: Để có một danh sách nhạc gọn gàng, khoa học, bạn phải mất khá nhiều thời gian sắp xếp, chọn lọc từng bản nhạc. Vậy ngay từ ban đầu bạn nên xây dựng cho mình một tiêu chuẩn các bản nhạc. Ví dụ với các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, bạn có thể dễ dàng tìm được những bài hát nghe không thường xuyên.

MapQuest

Tránh kẹt xe: MapQuest hiển thị tình trạng giao thông hiện tại như luồng giao thông đang diễn ra bình thường hay đang xảy ra vụ tai nạn hoặc có công trình thi công.

Tìm quán cà phê: MapQuest không chỉ giúp bạn xác định vị trí cần tìm mà còn giúp khám phá những nơi giải trí ở quanh khu vực đó. Sau khi định vị chính xác địa chỉ, bạn sử dụng bảng mẫu Search Nearby hoặc thanh công cụ của MapQuest để tìm những quán cà phê, nhà hàng, rạp chiếu phim, tiệm hớt tóc… ở gần vị trí đang tìm.

Một số ý kiến của người trong cuộc

Carl Edwards
Giám đốc công nghệ của MapQuest


MapQuest

MapQuest 4 Mobile (iPhone)

Ứng dụng MapQuest 4 Mobile dành cho iPhone giúp bạn truy cập dễ dàng các danh mục, hướng dẫn cách tìm kiếm các địa điểm.

Tra cứu địa chỉ: Bạn tra cứu một địa chỉ bằng cách điền đầy đủ thông tin vào các trường (field) như địa chỉ/thành phố/tỉnh/mã vùng trên MapQuest. Nhưng có một cách khác tiện lợi hơn đó là chép và dán toàn bộ địa chỉ từ một email hoặc nguồn nào đó trên web bằng cách nhấn đường liên kết Use Copy & Paste Forms trong MapQuest, sau đó dán toàn bộ địa chỉ vào ô soạn thảo.

Tìm trạm xăng giá rẻ: Tính năng Search Nearby giúp bạn tìm được trạm xăng gần nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể duyệt trang gasprices.mapquest.com để xem bảng niêm yết giá xăng ở các trạm và dùng công cụ để tính tổng số tiền phải trả bằng cách nhấn vào đường liên kết Gas Calculator .

Chú thích nơi đến: Bên cạnh vai trò chính là định vị chính xác địa điểm, trên thanh công cụ MapQuest còn có biểu tượng Where It’s At, khi kích hoạt sẽ hiển thị dòng chú thích các địa điểm trên bản đồ.

Gửi chỉ dẫn đến điện thoại hoặc xe hơi: là biện pháp tốt hơn in ra giấy, hãy dùng tính năng ‘Send to Cell’ để gửi thông tin từ MapQuest vào điện thoại của bạn. Nhưng tốt hơn hết, nếu xe hơi có trang bị thiết bị GPS OnStar của GM, bạn sẽ được chỉ dẫn trực tiếp khi nhấn vào đường liên kết Send to OnStar. Bạn có thể xem thêm “Không còn lạc lối!” (ID: A0908_90).

Craigslist

Một số ý kiến của người trong cuộc

Brian Glick
Giám đốc sản xuất của YouTube


YouTube

YouTube Subscriptions

Nút ‘Subscribe’ màu vàng hầu như có mặt trên các trang của YouTube, đây là cách bạn có thể sở hữu những đoạn phim mới nhất mà mình yêu thích.

Tìm kiếm qua RSS: Trang rao vặt trực tuyến Craigslist không hỗ trợ gửi email thông báo danh sách các mặt hàng mà người dùng tìm kiếm. Thay vào đó, Craigslist sử dụng RSS cho tất cả các mục tìm kiếm (đường liên kết này nằm ở phía dưới của trang).

Tìm kiếm mọi thứ: Craigslist được phân theo khu vực. Nếu bạn gặp trở ngại khi tìm kiếm hãy tải Craigslist Reader, đây là một ứng dụng miễn phí chạy trên Windows, giúp bạn tìm kiếm thông tin trong toàn bộ Craigslist.

Biết tiếp thị sản phẩm: Để “chào hàng” trên Craigslist không phải là việc đơn giản. Dưới đây là hai quy tắc cơ bản.

Hình 7: Bất cứ ai cũng đều có thể chỉnh sửa nội dung trên Wikipedia, đơn giản bằng việc nhấn vào đường liên kết ‘edit this page’ và bắt đầu tiến hành hiệu chỉnh.

Quy tắc 1: Nếu có thể, bạn nên chụp hình sản phẩm vì không một ai muốn trả tiền cho một sản phẩm mà không biết “mặt mũi” như thế nào.

Quy tắc 2: Đừng tiết kiệm việc mô tả chi tiết về món hàng. Điều này giúp bạn khỏi phải mất thời gian trả lời email về những thắc mắc của người mua.

Xem căn hộ qua bản đồ: Bạn đang muốn chọn một căn hộ để sinh sống, PadMapper (www.padmapper.com), trang web tìm kiếm của Craigslist, sẽ giúp bạn tìm ra căn hộ hoặc mẫu đất trên Google Map.

Theo pcworld

More about

Những việc cần làm sau khi mua máy tính mới

Người đăng: vjnhhoa



Đối với phần lớn thiết bị điện tử thông thường, bạn chỉ cần cắm điện là có thể sử dụng ngay lập tức mà không phải điều chỉnh gì nhiều. Không giống như vậy, với máy tính - đặc biệt là những chiếc chạy hệ điều hành Windows - bạn cần có một vài thay đổi trước khi đưa nó vào sử dụng hàng ngày.


Bạn cần đảm bảo tính an toàn cho hệ thống, cá nhân hóa máy tính theo sở thích riêng, gỡ bỏ những chương trình thừa thãi, đồng thời cài đặt thêm một số tiện ích cần thiết. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với các bạn những việc cần làm sau khi mua máy tính mới. Bố cục bài viết bao gồm 12 bước đơn giản hướng dẫn bạn làm việc trên Windows 7 và một phần dành riêng cho người dùng Mac.

1, Bắt đầu

Sau khi thực hiện các kết nối cơ bản ban đầu như nối cáp màn hình, chuột, bàn phím, dây mạng với CPU, cắm nguồn điện và khởi động máy tính, việc đầu tiên bạn cần làm là thiết lập ngôn ngữ, múi giờ, đặt đồng hồ, lịch trên Windows 7. Nếu máy tính có nhiều người dùng chung, bạn cần tạo tài khoản người dùng và đặt mật khẩu.


Thế giới Internet luôn ẩn chứa vô vàn những mối nguy hiểm rình rập máy tính của bạn.

2, Dọn dẹp hệ thống

Những nhà cung cấp tên tuổi thường cài đặt sẵn phần mềm lên máy tính khách hàng ngay từ nhà máy. Thực tế cho thấy hầu hết các phần mềm này đều rất vô dụng, có thể gọi là “phần mềm rác”. Nhà cung cấp cài đặt chúng với danh nghĩa hỗ trợ bạn nhưng chủ yếu là họ làm thế để nhận tiền từ các nhà sản xuất phần mềm. Một vài nhà cung cấp như Sony và Dell có đưa cho khách hàng tùy chọn để tránh các phần mềm rác. Tuy vậy, thường thì những nhà cung cấp nhỏ sẽ mang đến cho bạn một hệ thống mới “sạch sẽ” hơn.

Để tiến hành dọn dẹp hệ thống, bạn hãy sử dụng phần mềm miễn phí PC Decrapifier tải về tại đây. Chương trình này sẽ giúp bạn gỡ bỏ những thứ bạn không cần đến, từ AOL đến Yahoo! Toolbar. Nếu muốn dọn dẹp tận gốc, hãy dùng thêm Revo Uninstaller - tiện ích miễn phí giúp bạn xóa hoàn toàn các chương trình được cài đặt trên máy, mạnh mẽ hơn công cụ có sẵn trong Control Panel của Windows.

Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành gỡ bỏ bớt một vài thứ không cần thiết mà Windows 7 cài sẵn. Vào Control Panel, mở Uninstall a Program. Click vào “Turn Windows Features on or off” phía bên trái. Có thể bạn sẽ gặp cảnh báo của User Account Control, không sao cả, hãy click OK. Bây giờ, bỏ chọn những thứ trong danh sách mà bạn cảm thấy không cần thiết, chẳng hạn như games, Tablet PC Optional Components, v..v.. Nếu bạn chưa rõ tính năng từng mục, hãy di chuột đến tên mục để xem mô tả chi tiết. Nếu vẫn chưa nắm được, tốt nhất là hãy bỏ qua mục đó.

Đừng nhầm lẫn giữa phần mềm rác và phiên bản dùng thử của các phần mềm hữu dụng. Đây là những chương trình cho phép bạn sử dụng miễn phí trong một khoảng thời gian ngắn (15 - 30 ngày). Sau thời gian này, bạn cần trả phí để có thể sử dụng tiếp chương trình với toàn bộ tính năng. Việc giữ lại các phiên bản dùng thử miễn phí này có thể giúp ích cho bạn về sau.

3, Kích hoạt “lá chắn bảo vệ”

Trong thời buổi hiện nay, thế giới Internet luôn ẩn chứa vô vàn những mối nguy hiểm rình rập máy tính của bạn. Vì vậy, việc tiếp theo bạn cần làm đó là kích hoạt tấm “lá chắn bảo vệ” cho máy tính. Đây là những gói phần mềm bảo mật giúp máy tính bạn chống lại sự tấn công của virus, spyware, malware.

Nếu bạn sẵn sàng bỏ tiền để bảo vệ máy tính của mình, bạn có thể chọn mua gói phần mềm Norton Internet Security 2010. Chương trình này dành được giải thưởng do các cây bút của tạp chí PC Magazine bình chọn. Chương trình hoạt động khá hiệu quả và không làm nặng hệ thống.

Nếu bạn không muốn rút hầu bao, có thể dùng thử phần mềm miễn phí Panda Cloud Antivirus. Phần mềm này cực kỳ nhẹ nhàng, bởi lẽ toàn bộ cơ sở dữ liệu của nó đều được lưu trực tuyến. Bù lại, bạn cần có kết nối Internet tốc độ cao để chương trình có thể làm việc ổn định.

4, Tải về các bản cập nhật

Tại một vài thời điểm - có lẽ khoảng năm đến mười phút sau khi bạn khởi động máy - máy tính sẽ nhắc bạn biết hiện đang có vài bản cập nhật cho Windows. Hãy tải về các bản cập nhật này. Bạn sẽ nhìn thấy một biểu tượng nhỏ trên khay hệ thống ở góc dưới bên phải màn hình. Hoặc bạn có thể chọn Windows Update từ trình đơn Start -> All Programs.

Tùy thuộc vào phiên bản Windows trên máy tính bạn và thời điểm bạn tiến hành cập nhật mà dung lượng bản cập nhật lớn hay nhỏ, số lượng bản cập nhật nhiều hay ít. Dù thế nào thì bạn cũng nên tải hết về. Quá trình này có thể sẽ tốn thời gian, vì vậy bạn hãy để máy đó và đi làm việc khác trước khi quay lại tiến hành bước kế tiếp.

Sau khi tải về xong xuôi, chạy Windows Update một lần nữa. Cần phải kiểm tra lại khoảng ba lần. Giờ thì bạn đã có một hệ thống thực sự tinh tươm.

5, “Ghost” lại máy

Sau khi máy tính gặp sự cố nghiêm trọng, một số người dùng đam mê công nghệ thích cài đặt lại toàn bộ hệ thống từ đầu. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ lại mất công cập nhật hệ thống. Thay vào đó, nếu như ngay từ bây giờ bạn tiến hành sao lưu lại hệ thống đang ở tình trạng mới tinh, sạch sẽ và đã cập nhật đầy đủ, bạn sẽ dễ dàng phục hồi mọi thứ vô cùng thuận tiện và nhanh chóng sau sự cố.

Việc cần làm lúc này là tạo bản sao lưu (tạo ảnh, hay còn gọi là tạo một bản “ghost”) cho ổ đĩa C - ổ đĩa mặc định cài đặt hệ điều hành. Bạn có thể dùng các chương trình tạo ảnh ổ đĩa như Norton Ghost 15, Acronis True Image Home 2010, hoặc phần mềm miễn phí DriveImage XML. Nếu bạn đang dùng hệ điều hành Windows Vista Business hoặc Ultimate, có thể tận dụng tiện ích có sẵn Complete PC Backup. Người dùng Windows 7 ấn bản Home Premium trở lên có thể mở cửa sổ Back up hoặc Restore rồi chọn Create a System Image. Lưu ảnh ổ đĩa C lên một phân vùng khác trên ổ đĩa cứng. Nếu có thể, hãy ghi nó ra đĩa DVD hoặc copy một bản ra ổ đĩa gắn ngoài hay ổ USB để sử dụng sau này.

6, Chuyển dữ liệu

Windows Vista và Windows 7 cho phép di chuyển dữ liệu từ máy tính cũ sang máy mới tương đối dễ dàng với tiện ích Windows Easy Transfer. Nó cung cấp khá nhiều phương thức để di chuyển cả dữ liệu lẫn các thiết lập từ hệ thống cũ sang hệ thống mới như sử dụng ổ cứng gắn ngoài, ổ USB, hoặc qua mạng. Thậm chí tiện ích này còn cho phép bạn tạo lại tài khoản người dùng của mình nếu muốn. Lưu ý, chương trình không di chuyển các ứng dụng trên hệ thống cũ. Để tận dụng ưu điểm của Easy Transfer, máy tính cũ của bạn cần chạy hệ điều hành Windows 2000, XP hoặc Vista.

Đương nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp thông thường: copy toàn bộ dữ liệu từ hệ thống cũ vào một phương tiện lưu trữ trung gian như CD, DVD, hoặc ổ USB, rồi sau đó copy sang hệ thống mới. Thế nhưng nếu bạn có nhiều dữ liệu, cách này sẽ tiêu tốn của bạn không ít thời gian. Trong trường hợp này, một chiếc ổ cứng gắn ngoài dung lượng lớn với cáp nối USB có thể là thứ bạn cần. Tuyệt hơn nữa là tận dụng chính ổ cứng trên máy tính cũ của bạn. Bộ cáp chuyển USB 2.0 sang SATA/IDE có giá khoảng 25$ có thể biến chiếc ổ cứng cũ thành một ổ cứng gắn ngoài để bạn sử dụng với máy tính mới. Tham khảo sản phẩm của StarTech tại đây.

Một lựa chọn tuyệt vời nữa giúp bạn di chuyển dữ liệu, đó là thiết lập mạng gia đình. Mở mục System trong Control Panel, click Advanced system settings, chuyển tới thẻ Computer Name dưới System Properties. Click nút Change. Bạn cần đảm bảo máy tính mới có một cái tên độc nhất, không trùng tên các máy tính khác trong mạng gia đình, đồng thời tên của Workgroup trên tất cả các máy đều giống nhau. Nếu không, chúng sẽ không nhìn thấy nhau để chia sẻ dữ liệu. Nếu bạn đã cài đặt tường lửa, bạn cần kiểm tra lại xem nó đã mở cửa cho các máy tính khác trong nhà hay chưa và ngược lại. Tiếp theo, tìm đến thư mục chứa dữ liệu bạn muốn di chuyển, nhấn chuột phải vào nó và chọn Properties, sau đó lệnh cho Windows chia sẻ thư mục này. Trên hệ thống cài đặt Vista và Windows 7, lúc này thư mục sẽ hiển thị trong Network and Sharing Center khi bạn click View computers and devices. Tính năng HomeGroup trong Windows 7 khá tuyệt vời, nhưng nó sẽ chỉ hữu ích nếu tất cả máy tính trong gia đình đều chạy Windows 7, một điều kiện hơi khó tại thời điểm này do không phải tất cả máy tính cũ đều có thể chạy trên Windows 7.

Bạn cần tránh ý định mua phần mềm giúp di chuyển dữ liệu, hoặc sắm một chiếc cáp USB đắt tiền để dùng với tiện ích Easy Transfer. Hoàn toàn không đáng phải bỏ tiền để chi trả cho công việc bạn chỉ thực hiện một lần. Thay vào đó có thể cân nhắc mua IOGear's USB Laptop KVM Switch with File Transfer. Thiết bị này không chỉ giúp bạn chuyển dữ liệu qua lại giữa các máy tính một cách hiệu quả mà còn cho phép bạn chuyển đổi nhanh từ máy này sang máy khác, chỉ sử dụng một bộ bàn phím, chuột và một màn hình duy nhất. Với thiết bị có giá 49.95$ này, bạn sẽ tận dụng được cả máy cũ và máy mới.


Dịch vụ Dropbox hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy tính chạy
hệ điều hành Windows, Mac và cả Linux

7, Sao lưu dữ liệu

Chắc hẳn bạn đã được nghe điều này hàng nghìn lần, nhưng tôi vẫn xin nhắc lại: một bản sao lưu dữ liệu đơn giản sẽ là cứu cánh cho bạn khi có sự cố xảy ra. Dịch vụ sao lưu trực tuyến như MozyHome có thể là một lựa chọn tốt. Bạn hãy bắt đầu với một tài khoản miễn phí cho phép lưu trữ 2 GB dữ liệu, đủ cho bạn lưu giữ tài liệu hoặc những đồ án nhỏ một cách thoải mái. Để lưu trữ không giới hạn với Mozy, bạn cần trả phí 4.95$ mỗi tháng.

Nếu bạn sử dụng nhiều máy tính, nên lựa chọn dịch vụ có khả năng đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy và sao lưu trực tuyến, từ đó bạn có thể dễ dàng lấy dữ liệu khi đang ngồi ở bất kỳ máy nào. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn dịch vụ Dropbox, hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy tính chạy hệ điều hành Windows, Mac và cả Linux, đồng thời cho phép truy cập dữ liệu qua iPhone. Dịch vụ miễn phí cung cấp cho bạn 2 GB trống lưu trữ trực tuyến. Để lưu trữ tới 50 GB, bạn cần trả phí 9.99$ mỗi tháng.

Nếu không muốn sao lưu trực tuyến, bạn có thể chia ổ cứng máy tính thành nhiều phân vùng để tiện cho việc quản lý. Chẳng hạn như ổ C dành để cài đặt hệ thống và các chương trình, ổ D lưu trữ dữ liệu quan trọng, ổ E để lưu những thứ bạn không cần sao lưu. Nhờ thế khi tiến hành sao lưu dữ liệu, bạn chỉ cần quan tâm đến một phân vùng duy nhất. Hãy chuẩn bị một phương tiện sao lưu có dung lượng lớn gấp rưỡi dung lượng lưu trữ của phân vùng chứa dữ liệu. Ví dụ như sắm một ổ cứng gắn ngoài có dung lượng 500 GB nếu ổ D của bạn lưu tới 300 GB dữ liệu. Như vậy, bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi muốn sao lưu kho phim HD khổng lồ của mình.

8, Chuẩn bị cho trình duyệt

Dù gặp vài vấn đề với bộ nhớ, Firefox vẫn là trình duyệt được ưa thích vì sự thân thiện với người dùng và khả năng tùy biến linh hoạt. Google Chrome cũng là một lựa chọn tuyệt vời bởi lẽ đây là trình duyệt có tốc độ duyệt web nhanh nhất hiện nay. Hơn nữa hiện tại cũng đã có khá nhiều phần mở rộng hỗ trợ cho Chrome.

Tuy rằng bản thân cả hai trình duyệt trên đều đã rất tốt và bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng mà không cần thay đổi gì. Thế nhưng một khi bạn thử cài đặt thêm những phần mở rộng vô cùng hữu ích, bạn sẽ phải tự hỏi tại sao trước đây mình có thể không cần tới chúng nhỉ. Nếu bạn đã từng sử dụng Firefox trên máy tính cũ, chắc hẳn bạn sẽ muốn giữ lại tất cả những thiết lập, dấu trang, và các phần mở rộng khi chuyển sang máy mới. Việc này có thể thực hiện rất dễ dàng với phần mềm miễn phí MozBackup. Phần mềm này cũng làm việc được với Thunderbird để sao lưu e-mail.

Cho dù bạn đang sử dụng trình duyệt nào đi chăng nữa, bạn vẫn cần phải cài đặt tất cả những phần mềm sau đây nếu muốn làm việc trực tuyến thật trơn tru: Adobe Flash, QuickTime, Windows Media Player, và chương trình đọc tài liệu PDF (chúng tôi khuyên dùng phần mềm miễn phí Foxit Reader, nhanh hơn và nhỏ gọn hơn Adobe Reader).

9, Cài đặt những phần mềm cơ bản

Đây là bước phụ thuộc vào nhu cầu của bạn bởi lẽ chúng tôi không thể quyết định được bạn cần cài đặt những phần mềm gì. Tuy nhiên, theo ý kiến chúng tôi, một chiếc máy tính mới luôn cần có những chương trình cơ bản sau đây: một bộ công cụ văn phòng, một tiện ích quản lý và chỉnh sửa ảnh, một trình giải trí xem phim nghe nhạc và một phần mềm quản lý e-mail. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những phần mềm miễn phí phù hợp với phần lớn tiêu chí nêu trên.

Nếu bạn muốn hệ thống mới có đầy đủ phần mềm như ở bên hệ thống cũ, bạn hãy kiểm tra thư mục Program Files trong ổ C trên hệ thống cũ, sau đó lập một danh sách tên các phần mềm bằng công cụ quản lý văn bản trực tuyến như Google Docs để có thể truy cập dữ liệu từ máy khác. Cần nhớ lưu lại cả những thông tin đăng nhập đối với phần mềm quản lý e-mail và tài khoản chat IM.

Tìm kiếm những thông tin quan trọng như mã đăng ký phần mềm và lưu lại ở một nơi an toàn và dễ lấy khi cần. Chẳng hạn như ghi thẳng lên đĩa cài đặt phần mềm, hoặc ghi vào sổ tay. Sẽ có lúc bạn cần tới những thông tin này nên hãy chọn bất kỳ phương pháp nào bạn cảm thấy an toàn để lưu giữ chúng.

Một vài phần mềm giới hạn số lượng máy cài đặt. Ví dụ, iTunes sẽ chỉ chơi những bài hát bạn mua trực tuyến trên tối đa là năm máy tính. Vì thế bạn cần chắc rằng phần mềm đã được gỡ đăng ký trên máy tính cũ nếu bạn không sử dụng nó trên đó nữa. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp phần mềm để được giúp đỡ.


Microsoft Wireless Comfort Desktop 5000

10, Tăng tốc hệ thống

Khi được cài đặt trên một hệ thống đủ mạnh, Windows 7 chạy mượt mà một cách rất ấn tượng. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến hiệu năng làm việc của hệ thống hơn là vẻ ngoài bóng bẩy, một vài tinh chỉnh sau đây sẽ giúp tăng tốc hệ thống hơn nữa.

Thiết lập cho desktop một hình nền đơn sắc. Hình nền quá rực rỡ chỉ làm tốn thời gian tải ban đầu.

Nếu bạn không ưa dùng những tiện ích xếp dọc màn hình (thường gọi là gadget), hoặc đã quen sử dụng những tiện ích tương tự từ nơi khác như Google chẳng hạn, hãy tắt bớt chức năng Windows Sidebar để giải phóng không gian màn hình. Trên Windows Vista, mở bảng điều khiển Windows Sidebar Properties rồi bỏ chọn Start Sidebar when Windows starts. Trên Windows 7, bảng điều khiển được đặt tên lại thành Windows Gadgets. Bạn chỉ cần click chuột phải vào từng gadget để gỡ bỏ nó.

Aero là tên gọi của giao diện đồ họa bắt mắt, tạo hiệu ứng trong suốt cho các cửa sổ hệ thống. Đổi lại, Aero sẽ làm chậm hệ thống của bạn đi một chút. Để tắt giao diện Aero, trong bảng điều khiển Personalization trên Windows Vista, chọn Windows Color and Appearance. Tại cửa sổ tiếp theo, click Open classic appearance properties. Thay đổi gam màu thành Windows Standard, sau đó click Effects để tắt hiệu ứng đổ bóng menu và khả năng nhìn các cửa sổ khi bạn kéo chúng. Trên Windows 7, bạn có thể tắt từng tính năng (như hiệu ứng trong suốt) một cách riêng rẽ.

Mở bảng điều khiển System, click System Protection, trên thẻ Advanced, click vào nút trong hộp Performance. Nếu bạn tắt các tùy chọn dưới phần Visual Effects (ví dụ như hiệu ứng động, hiệu ứng mờ dần, đổ bóng con trỏ chuột) bằng cách chọn “Adjust for best performance”, hệ thống sẽ tăng tốc đáng kể.

Nếu bạn có một ổ USB tốc độ đủ nhanh, hãy cắm nó vào và kích hoạt Windows ReadyBoost. Tính năng này sẽ biến USB của bạn thành bộ nhớ đệm, giúp cải thiện hiệu năng hệ thống.

Nếu bạn đang dùng laptop mà không cắm nguồn, hãy chú ý đến các chế độ về điện năng. Tùy chọn “high performance” sẽ ngốn pin nhanh hơn bình thường.

11, Xem lại phần cứng

Việc sắm một chiếc máy tính mới là cơ hội thuận tiện để bạn ngó lại một lượt các thiết bị gắn liền với hệ thống cũ. Hãy cân nhắc xem liệu bạn có thể tiếp tục tận dụng những thứ cũ kỹ như máy quét ảnh, máy in phun, ổ cứng dung lượng thấp, v.v.. hay không?

Nếu quyết định chuyển các thiết bị cũ sang hệ thống mới, bạn cần phải cập nhật trình điều khiển mới nhất cho chúng. DriverMax có thể giúp bạn sao lưu drivers phòng khi cần thiết về sau. Tuy nhiên, nó không có khả năng nâng cấp driver cũ cho Windows XP lên driver cho Windows 7, vì vậy bạn cần tự thực hiện việc này. Hãy vào trang web của nhà sản xuất để tìm những driver mới nhất cho thiết bị của bạn.

Đối với hệ thống mới, bạn cũng cần phải xem xét lại phần cứng, đặc biệt là chuột và bàn phím. Các nhà cung cấp máy tính ít khi mang đến cho bạn những bộ sản phẩm chuột và bàn phím có thiết kế đặc biệt giúp thư giãn cổ tay - nơi rất dễ tổn thương đối với những người làm việc nhiều bên máy tính. Ngay cả khi hệ thống mới của bạn là một chiếc laptop, bạn vẫn nên cân nhắc việc sắm một bộ chuột và bàn phím riêng như Microsoft Wireless Comfort Desktop 5000.

12, Đăng ký mọi thứ

Tuy không có gì đảm bảo về chất lượng hỗ trợ kỹ thuật, thế nhưng tốt hơn hết là bạn vẫn nên đăng ký máy tính cũng như các phần mềm trên máy của mình với nhà sản xuất để có cơ hội liên hệ giúp đỡ ngay khi cần thiết. Nếu phải mang máy đi bảo hành, đôi khi bạn cần nhớ thông tin về ngày mua máy.

Việc đăng ký trực tuyến rất đơn giản và dễ dàng. Cần lưu ý là khi tiến hành đăng ký, có thể tên bạn sẽ được điền vào một danh sách nhận thư quảng cáo tự động. Thế nên hãy bỏ tùy chọn này hoặc sử dụng dịch vụ email có bộ lọc như Gmail.

Bạn nên nhớ rằng, việc đăng ký sản phẩm không chỉ giúp bạn yêu cầu hỗ trợ dễ dàng hơn khi gặp vướng mắc, mà còn giúp nhà cung cấp liên hệ với bạn nhanh chóng hơn trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ như thu hồi máy hàng loạt vì sự cố về pin.

Đối với máy Mac

Có một điều bạn không phải bận tâm khi sắm máy Mac đó là phần mềm rác. Những công ty như Dell hay HP thường biện hộ cho phần mềm rác bằng cách tuyên bố rằng họ cung cấp những tiện ích mà Windows còn thiếu. Hệ điều hành MacOS và phần cứng máy Mac là một hệ thống khép kín hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Apple, công ty luôn tự hào mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Mac OS X SnowLeopard (phiên bản 10.6) đi kèm ứng dụng tường lửa cho phép kiểm soát tất cả kết nối thiết lập bởi phần mềm tới Internet. Bạn có thể tìm ứng dụng này trong thư mục System Preferences nếu muốn tiến hành điều chỉnh. Nếu muốn yên tâm, bạn có thể mua thêm phần mềm diệt virus. Tuy nhiên, hiện tại Mac hiếm khi trở thành mục tiêu tấn công của virus và malware.

Di chuyển dữ liệu từ máy Mac cũ sang máy Mac mới vô cùng đơn giản. Trong thư mục Applications/Utilities, tìm đến Migration Assistant. Kết nối hai máy Mac bằng cáp Firewire và chạy Assistant. Các thiết lập cài đặt từ máy Mac cũ (phiên bản Mac OS 10.4.10 trở lên) sẽ chuyển sang hệ thống mới chạy Leopard, bao gồm những dữ liệu như dấu trang trình duyệt, thông tin người dùng. Các ứng dụng đi kèm Mac OS sẽ không được chuyển sang vì Apple cho rằng máy Mac mới đương nhiên sẽ có đầy đủ những ứng dụng mới, ví dụ như phiên bản Safari mới nhất. Nếu bạn có MacBook thế hệ mới như MacBook Air, bạn có thể di chuyển dữ liệu qua mạng không dây, không cần dùng đến cáp Firewire nữa.

Nếu bạn đang dùng Mac mà chuyển sang Windows hoặc ngược lại, bạn có thể dùng ổ USB để di chuyển dữ liệu. Tất nhiên, bạn phải tự mình lựa chọn dữ liệu cần chuyển, và quá trình này sẽ rất tốn thời gian. Giải pháp nhanh hơn đó là sử dụng cáp chia sẻ nối PC với Mac của Kensington: Media Sharing Cable for PC and Mac. Chiếc cáp có giá 60$ này cho phép bạn kéo và thả các tập tin giữa hai hệ thống, rất tiện lợi đối với tập tin dung lượng lớn. Tuy vậy, 60$ là một khoản tiền khá lớn, thế nên bạn có thể cố gắng kết nối Mac và Windows qua mạng, dù hơi phức tạp một chút.

Trong trường hợp bạn dự định sử dụng cả máy Mac và PC chạy Windows một cách thường xuyên, nhất định là bạn nên tiến hành đồng bộ hóa dữ liệu giữa hai máy. Như chúng tôi đã giới thiệu ở phần trên, DropBox là một lựa chọn tuyệt vời, cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thư mục trên hệ thống chạy Windows và Mac OS.


Bạn sẽ làm gì với chiếc máy tính cũ?

Làm gì với máy tính cũ?

Thường thì bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng chiếc máy tính cũ với mục đích nào đó. Nhưng đôi khi, bạn lại muốn tống khứ cỗ máy chậm chạp đó ra khỏi nhà. Dưới đây là một vài tùy chọn để bạn cân nhắc:

1, Hồi sinh. Bạn nghĩ rằng chiếc laptop cũ kỹ của mình giờ đây quá chậm chạp để có thể sử dụng? Hãy thử cài đặt cho nó một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux như Ubuntu. Hệ điều hành này có thể biến laptop của bạn thành thiết bị lướt web tuyệt hảo, đặc biệt với sự hỗ trợ của gOS 3.1 Gadgets.

2, Đem đi cho. Bạn có thể đem chiếc máy tính cũ đi cho người quen hoặc tổ chức từ thiện nào đó. Miễn là máy của bạn còn hoạt động được, nó sẽ còn hữu ích với nhiều người.

3, Lựa chọn cuối cùng: Vứt đi. Nếu có thể, bạn nên tìm tới những nơi thu gom thiết bị điện tử cũ để vứt. Các trung tâm này có khả năng xử lý rác thải điện tử để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ xóa sạch dữ liệu trên ổ cứng trước khi đem máy đi vứt. Ít nhất cũng phải tiến hành format (định dạng) lại ổ, dù rằng biện pháp này vẫn chưa hoàn toàn xóa sạch 100% dữ liệu. Các phần mềm chuyên biệt như Darik’s Boot and Nuke hoặc Active@ KillDisk - Hard Drive Eraser có thể giúp bạn miễn phí nhưng sẽ tốn hàng giờ liền. Nếu muốn yên tâm mà lại không tốn thời gian, chỉ có cách tháo ổ cứng ra rồi khoan lỗ xuyên qua nó.

Theo PC Magazine, Quantrimang

More about