Hầu như, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe hoặc sử dụng các công cụ web như Amazon, Gmail, Google, Wikipedia, eBay, Flickr, YouTube, Craigslist, iTunes, MapQuest. Có thể bạn đã sử dụng thuần thục các công cụ này. Nhưng để trở thành một chuyên gia khai thác tài nguyên web, bạn cần biết thêm cách sử dụng “mẹo”, thủ thuật. Bài viết sẽ giúp bạn tìm thấy các “đường tắt” để sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn và lướt web hiệu quả hơn hay những ý tưởng thú vị để có thể khai thác cho công việc của mình. Google Duyệt kết quả từ bàn phím: trang tìm kiếm thử nghiệm Experimental Search của Google sẽ cho bạn cảm giác “khác lạ” khi thử các phím tắt ngay trên trang kết quả tìm kiếm Google. Cần biết các toán tử tìm kiếm: Google nổi tiếng nhờ công cụ tìm kiếm có khả năng đáp ứng bất kỳ cấp độ truy vấn phức tạp nào. Tuy nhiên nếu người dùng biết thêm các toán tử tìm kiếm, thì việc sử dụng Google sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Google Help Cheat Sheet đưa ra các thủ thuật giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng hơn. Thu hẹp kết quả tìm kiếm: Thông thường sau khi thực hiện tìm kiếm, bạn sẽ thấy các kết quả cần tìm ở ngay trang đầu tiên của Google. Tuy nhiên với những nội dung, thông tin đòi hỏi cần chi tiết hơn, bạn nên nhấn vào đường liên kết Show Options ở phía trên kết quả tìm kiếm để liệt kê các kết quả trong khoảng thời gian gần nhất hoặc lâu nhất, ví dụ bạn có thể tìm thấy thông tin về nội dung nào đó cách đây một ngày. Xác định phạm vi tìm kiếm: Nếu biết rõ nội dung tìm kiếm có tính chất đặc thù, bạn thử dùng Google Squared. Google Squared là công cụ tìm kiếm mới trả về kết quả dạng bảng, giúp bạn nhìn tổng thể nội dung đang tìm. Gmail & Google Calendar Dùng phím tắt: Tại sao phải mất nhiều thời gian “rê” chuột soạn email, ghi tiêu đề email hoặc tìm kiếm nội dung. Các phím tắt của Gmail sẽ giúp bạn rảnh tay, hãy kích hoạt tính năng này (không mặc định) trong mục Settings, thẻ General, đánh dấu chọn Keyboard shortcuts on, sau đó nhấn phím “?”. Bạn sẽ thấy danh sách đầy đủ các phím tắt. Trong Google Calendar các phím tắt được bật mặc định (nhấn “?” để xem danh sách phím tắt). Tận dụng tốt các add-on mở rộng: Gmail và Google Calendar là hai ứng dụng tốt, tuy nhiên nếu bạn muốn khai thác tối đa các chức năng của chúng, thử dùng 2 add-on trên trình duyệt Firefox: Better Gmail 2 bổ sung thêm một số tính năng nổi bật cho Gmail và Better GCal tạo mới hoàn toàn giao diện Google Calendar. Tích hợp Gmail và Google Calendar: Khi bạn nhận lời mời sử dụng Gmail, Google Calender cũng sẽ được tự động thêm vào. Để hai ứng dụng này phối hợp tốt với nhau bạn cần bật Google Calender từ Gmail Labs. Công cụ này sẽ tạo một lịch trình theo dõi nằm ở thanh bên cạnh Gmail và bạn có thể lấy dữ liệu lịch công tác hoặc lịch làm việc một cách trực tiếp.
Tự động tạo hộp thư (Inbox): Dù Gmail thiếu tính năng tạo thư mục phân loại e-mail, nhưng bạn có thể sử dụng tên nhãn (label) như một công cụ sắp xếp. Sử dụng trình đơn sổ dọc (drop-down) Label hoặc nhấn phím tắt L, sau đó nhập tên nhãn. Nếu bạn muốn tìm một label, message nào đó, hãy thử tạo một bộ lọc – nhấn Create a filter cạnh hộp tìm kiếm Gmail - sau đó nhập nội dung cần lọc và chọn các thông tin cần tìm kiếm như “archive”, “marks as read”, “stars”, “labels”, “forwards”, “delete”. Bộ lọc sẽ tự động tìm trong Inbox. Dùng “thử” thư viện của Gmail Labs: Đây là sân chơi dành cho những ai muốn thử nghiệm các đặc tính mới của Google như Forgotten Attachment Detector, giúp bạn tránh các tập tin đính kèm có n ội dung xấu, hoặc Offline Gmail, Task (danh sách những công việc cần thực hiện). Đội ngũ Gmail hiện đang cập nhật liên tục những tính năng mới cho thư viện, nên bạn hãy cố gắng dùng cho hết các tính năng này. YouTube Ẩn những nội dung xấu: Đôi lúc, bạn gặp phải những lời bình luận mang tính trêu chọc quá mức trên YouTube, hãy dùng tính năng mở rộng YouTube Comments Snob trên trình duyệt Firefox để lọc những nội dung sai chính tả, cú pháp câu không rõ ràng hoặc lời lẽ xúc phạm. Phát lại đoạn phim chất lượng cao mặc định: Tuyệt vời nếu được xem bất cứ đoạn phim nào trên YouTube ở độ phân giải chất lượng cao (High quality – HQ), nhưng trên thực tế mỗi khi muốn xem phim ở chế độ “HQ”, bạn luôn phải thực hiện thao tác chuyển đổi. Nếu đường truyền Internet đủ nhanh, bạn có thể thiết lập mặc định xem phim chế độ ‘HQ’. Đăng nhập vào YouTube và thay đổi thiết lập trong phần playback bằng cách chọn I have a fast connection. Always play higher-quality video when it’s available. Tải phim vào thiết bị di động: Không có gì đáng ngại khi xem YouTube qua Internet, nhưng nếu bạn xem YouTube qua thiết bị di động thì có thể gặp một số rắc rối về định dạng tập tin. Một giải pháp, nhấn vào “kick” để lấy đường dẫn URL của video cần tải về (ví dụ kickyoutube.com/watch/?v=ZEigvdbzia8). Khi đã ở trong trang tải đoạn phim, chọn kiểu định dạng mà thiết bị di động hỗ trợ và hãy để KickYouTube (kickyoutube.com) thực hiện các công việc còn lại.
Tính riêng tư: Để tránh những đoạn phim riêng tư bị xoi mói bởi hàng triệu thành viên trên YouTube, bạn nên thiết lập quyền cho phép xem hoặc không được xem những đoạn phim mới vừa tải lên. Vào www.youtube.com/account#privacy/search để kiểm soát quyền trên kênh YouTube cho riêng bạn. Ngoài ra, mục Recent Activity sẽ hiển thị những hoạt động gần đây của bạn để giúp bạn bè có thể cập nhật và biết cách liên lạc với bạn. Tạo và chia sẻ qua QuickLists: Để tối ưu hóa việc xem trên YouTube, bạn nên biết thêm tính năng QuickList. Công cụ này giúp bạn sắp xếp thứ tự các đoạn video có chất lượng tốt và thậm chí bạn có thể lưu và chia sẻ đoạn phim với bạn bè. Để thêm video vào QuickLists, nhấn biểu tượng dấu “+” ở góc dưới bên trái của bất kỳ đoạn video nào. Tải đoạn phim: Tải video lên YouTube là công việc dễ dàng, nhưng nếu để tải những đoạn phim có chất lượng cao thì phải mất khá nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lưu những đoạn phim muốn tải cho đến khi chúng sẵn sàng được tải (hit the sack). Ngoài ra, bạn có thể tải lên cùng lúc nhiều đoạn phim, để đến sáng thức dậy, các đoạn phim đã tải hoàn tất lên Youtube. Flickr Cách sử dụng hình ảnh miễn phí: Bạn đang tìm kiếm hình ảnh đặt vào trang blog cá nhân, nhưng không muốn nhận những lá thư có nội dung liên quan đến tác quyền. Chỉ cần vào trang tìm kiếm nâng cao, đánh dấu vào hộp thoại Only search within Creative Commons-licensed content, từ lúc này bất cứ hình ảnh nào tìm kiếm được, bạn sẽ được dùng miễn phí trong trang của mình (thường kèm theo đó là những điều khoản, quy định).
Dùng công cụ phù hợp để tải chương trình: Flickr sẽ dễ dùng hơn nếu đi kèm với ứng dụng Flickr Desktop Uploadr. Bên cạnh việc kéo và rê chuột để tải lên một lô hình ảnh, ứng dụng còn cho phép gán thẻ, đặt tiêu đề, thiết lập quyền... Tải đoạn phim chất lượng cao: Mọi người đều biết Flickr là nơi lưu trữ hình ảnh trên mạng, tuy nhiên Flickr còn có thể làm được nhiều điều hơn thế. Năm ngoái, Flickr đã giới thiệu dịch vụ chia sẻ các đoạn phim dành cho người dùng trả phí, cho phép tải tập tin với dung lượng giới hạn 500MB, nhưng đầu năm nay Flickr đã mở rộng ứng dụng này cho tất cả người dùng. Tuy nhiên, tất cả các đoạn phim bị khống chế thời lượng tối đa là 90 giây, điều này đảm bảo những thước phim được chọn sẽ có những khoảnh khắc ấn tượng. Tải hình ảnh lên Flickr qua email: Khi đăng ký Flickr, dịch vụ sẽ tự động cấp cho bạn địa chỉ “bảo mật” @flickr để bạn có thể gửi ảnh đến Flickr qua email (cách thức này sẽ thuận tiện khi bạn muốn tải ảnh lên Flickr bằng iPhone). Điểm thuận lợi của chức năng này là bạn chỉ cần mở tài khoản thiết lập email của mình và sao chép địa chỉ email dùng để tải ảnh lên Flickr vào danh bạ liên lạc. Khi bạn gửi email hình ảnh đến Flickr, chủ đề của thông điệp chính là tiêu đề của bức ảnh và phần nội dung sẽ là đoạn mô tả ảnh đó. Tăng “hương vị” cho màn hình PC: Bạn bỏ nhiều công sức để sắp xếp và tải ảnh lên Flickr, tại sao lại không dành chút thời gian để đưa ảnh lên màn hình desktop của mình? Ứng dụng Flickr .Net Screensaver giúp tạo ảnh trên screensaver (trình bảo vệ màn hình). Ngoài ra, bạn có thể xác định ảnh dựa vào thẻ thông tin, các nhóm hoặc người dùng tạo ra ảnh đó. Để thêm một chút “hương vị” cho màn hình desktop, thử cài ứng dụng miễn phí John’s Background Switcher để tạo ảnh nền (wallpaper) lấy từ Flickr chạy luân phiên trên desktop. Tìm loại máy ảnh: Bạn mong ước ngày nào đó sẽ chụp được những tấm ảnh giống như trên Flickr. Trang web này không dạy kỹ năng để bạn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng nó sẽ giúp bạn biết tấm ảnh đó được chụp bởi loại máy ảnh nào. Bạn có thể xem phần ‘Taken with’ ở mục Additional Information (thông tin mở rộng) của ảnh hoặc vào Flickr Camera Finder để tìm máy ảnh phổ biến, hay dùng để chụp các tấm ảnh trên Flickr. Bảo vệ tính riêng tư: Flickr là nơi tuyệt vời để chia sẻ hình ảnh với bạn bè và người thân, nhưng không phải tấm ảnh nào cũng “công khai” cho mọi người nhìn thấy. Hãy vào trang Privacy của Flickr để gán quyền cho ảnh. Wikipedia Mang Wikipedia vào iPod: Với ứng dụng miễn phí bách khoa toàn thư Encyclopodia, bạn có thể đem theo bên mình cả kho kiến thức trực tuyến khổng lồ của thế giới. Và nếu bạn đang dùng iPhone hoặc iPod Touch và có kết nối Internet, hãy sử dụng thêm tiện ích Wikipanion để tối ưu hóa Wikipedia trên hai thiết bị di động này. Tận dụng Screensaver: Screensaver thường hiển thị những hình ảnh đẹp mắt trong lúc máy tính của bạn “tạm nghỉ”. Vậy tại sao không tận dụng Screensaver để nâng cao thêm kiến thức của mình. Wikipedia Screen Saver sẽ đem đến cho bạn những trang ngẫu nhiên của Wikipedia trong những khoảng thời gian máy tính không làm việc. Tải Wikipedia vào máy tính: Chỉ cần kết nối Internet, bạn sẽ có Wikipedia trong tích tắc. Tuy nhiên, nếu không có Internet, bạn hãy tải Wikipedia for Schools (schools-wikipedia.org) và ghi tất cả chúng vào DVD để mang đi bất cứ đâu. Hoặc bạn có thể dùng chương trình Pocket Wikipedia cài vào máy tính xách tay. Biết cách hiệu chỉnh Wikipedia: Wikipedia được xây dựng dựa vào sự đóng góp bài vở và chỉnh sửa của các công dân mạng. Bạn muốn tham gia, chỉ nhấn đường liên kết Edit this page ở bất kỳ mục nào, không đòi hỏi phải là thành viên. Bạn nên đọc thêm mục ‘How to edit a page’ của Wikipedia trước khi bắt đầu công việc, hy vọng bạn sẽ trở thành một nhà biên tập chuyên nghiệp.
Tìm dấu vết hiệu chỉnh: Mặt trái của Wikipedia là tạo cơ hội cho những kẻ xấu dễ dàng hiệu chỉnh hoặc đưa những nội dung sai thực tế, không chính xác. Để nhận biết sự thay đổi về mặt nội dung, nhấn vào đường liên kết History ở phía trên cùng của bất cứ trang nào, tuy nhiên cách này cũng khó theo dõi việc hiệu chỉnh mà thay vào đó bạn nên xem bằng biểu đồ, ghé vào trang WikiDashboard (wikidashboard.parc.com). Một cách an toàn khác là dùng WikiAlarm (wikialarm.com), một dịch vụ miễn phí giúp theo dõi các bài viết trên Wikipedia mà bạn chọn và thông báo bằng email đến bạn những bài viết nào đã được hiệu chỉnh. Đọc sách từ Wikipedia trong Inbox: Trang DailyLit (www.dailylit.com) sẽ gửi một số tác phẩm văn học vào hộp thư (Inbox) của bạn mỗi ngày. Nếu bạn thích đọc từ những kiệt tác văn học của phương Tây cho đến sách về các loại rượu, hãy đăng ký thành viên của DailyLit’s Wikipedia Tours. eBay Mang eBay vào desktop: Đã hơn 10 năm nay, nhờ vào trình duyệt web mà nhiều người trên thế giới biết nhiều đến trang web đấu giá trực tuyến eBay, nhưng giờ đây eBay muốn người sử dụng trải nghiệm các tiện ích hoàn toàn miễn phí của eBay Desktop ngay trên máy tính. Ứng dụng mới không chỉ cải thiện tốc độ truy cập nhanh hơn trước mà còn cung cấp phiên đấu giá thời gian thực, hoặc các thông báo nhắc nhở nếu bạn thoát khỏi hoạt động giao dịch. eBay Desktop sẽ cập nhật tự động, do đó bạn không cần kích hoạt tính năng làm mới (refresh) trên trình duyệt. Flickr Trong Organizr, nhấp đôi chuột máy tính trên một bức ảnh sẽ hiển thị một loạt các chức năng đi kèm như tiêu đề, thẻ thông tin, ngày, cấp quyền… Nếu muốn chỉnh sửa một lượng lớn hình ảnh, hãy đến Organizr, đánh dấu vào hộp thoại Go to next item when you save và bắt đấu hiệu chỉnh. Organizr sẽ ghi nhớ các trường (field)/thanh (tab) khi bạn đang hiệu chỉnh. Mua giá rẻ nhờ gõ sai tên mặt hàng: Điều quan trọng nhất của người bán là đảm bảo người mua tìm thấy đúng mặt hàng trong cuộc đấu giá. Tuy nhiên, đối với người mua, thỉnh thoảng họ cũng gõ nhầm tên sản phẩm. Với trang www.typobuddy.com, cho dù ghi sai chính tả trong hộp tìm kiếm, bạn vẫn nhận được danh sách các sản phẩm từ eBay và Craigslist. Nếu may mắn, việc gõ nhầm tên sẽ giúp bạn mua được món hàng với mức giá tốt. Chương trình mua sắm nhận tiền: Microsoft đang thực hiện nhiều chương trình quảng bá Bing, một công cụ tìm kiếm mới, với mong muốn thu hút số lượng lớn người dùng từ bỏ Google chuyển sang dùng Bing, và thậm chí người sử dụng còn được trả tiền khi dùng Bing. Cụ thể là, nếu dùng Bing để tìm kiếm và chọn mua món hàng trên eBay (có biểu tượng hoàn tiền), bạn có cơ hội nhận đến 200 USD trên lượng hàng mua. Cách thức này tuy hơi rắc rối hơn khi mua trực tiếp trên eBay nhưng khả năng giúp bạn tiết kiệm tiền cũng đáng giá. Thông báo có hàng: Nếu bạn tìm kiếm món đồ nào đó, kết quả hiển thị thông báo hết hàng. Bạn nên vào phần Saved Searches trong mục My Account tiến hành vài thao tác để lưu nội dung tìm kiếm, sau đó eBay sẽ gửi e-mail hàng ngày – có thể kéo dài một năm - cho tới chừng nào xuất hiện đúng mặt hàng bạn cần tìm. Đấu giá tự động: Một phiên đấu giá trực tuyến sẽ bất phân thắng bại cho đến những phút cuối để xác định được người thắng cuộc. Ứng dụng miễn phí JBidWatcher cho phép bạn theo dõi nhiều phiên đấu giá và có thể đưa ra mức giá đề nghị cao nhất cho món hàng nào đó cũng như thiết lập thông số để “ém” các mức giá, sau đó ứng dụng này sẽ “ra tay” vào những khoảnh khắc thích hợp giúp xác suất thắng cuộc của bạn cao hơn. Theo dõi lợi nhuận và thua lỗ: Nếu xác định việc mua bán trên eBay là công việc nghiêm túc chứ không còn là sở thích đơn thuần, địa chỉ ProfBay (profbay.com) giúp bạn theo dõi các phiên giao dịch nhờ vào biểu đồ để biết được mức độ lời/lỗ sau khi trừ các khoản chi phí. Amazon Phân loại quà tặng: Việc tặng ai đó một món quà cũng khiến bạn mất thời gian vì đôi khi không biết nên chọn quà nào cho phù hợp. Amazon’s Gift Central sẽ giúp bạn chọn lựa quà tặng theo mùa, mức giá, độ tuổi, mối quan hệ (vợ chồng, người yêu...) và thậm chí theo sở thích cá nhân. Trong trường hợp bạn cần một món hàng “độc”, hãy nhờ đến For the One Who Has Everything. Một danh sách các lời khuyên cũng như những mẹo nhỏ, thủ thuật trong Gmail, hãy tham khảo www.gmail.com/tips. Thông báo còn hàng: Có lúc bạn “thèm” mua món hàng nào đó, nhưng lại hết hàng hoặc hầu bao của bạn không đủ sở hữu nó, hãy tải công cụ mở rộng Buylater dùng trên trình duyệt Firefox. Công cụ này giúp đặt nút “Buy This Later” vào trang Amazon và thông báo cho bạn biết khi có mặt hàng đó hay tình trạng hàng hóa, giá cả đã giảm… Tìm mặt hàng giảm giá: Nếu bạn là người chuyên “săn” hàng đại hạ giá, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé www.junglecrazy.com, hầu hết các sản phẩm đều giảm giá tối thiểu là 70%. Không phải tất cả hàng hóa ở đây đều có chất lượng tốt, nhưng nếu bạn chịu khó lùng sục thì vẫn có thể tìm thấy nhiều mặt hàng chất lượng, giá rẻ và phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm món hàng ưng ý bằng cách sử dụng hộp tìm kiếm, hoặc nhấn vào các thẻ liên kết hay thăm dò món hàng giá “bèo” chỉ khoảng 1 cent. Tìm sách giá rẻ: Mặc dù Amazon là trang web bán lẻ trực tuyến hàng đầu với phương thức vận chuyển nhanh chóng, nhưng đôi khi bạn có thể tiết kiệm tiền nếu mua chỗ khác. Công cụ mở rộng Book Burro dùng trên Firefox, tích hợp với Amazon sẽ lục lọi những tìm tiệm bán sách trực tuyến khác để chỉ ra nơi có giá rẻ nhất gần nơi ở. So sánh món hàng bằng điện thoại di động: Khi đi mua sắm, theo thói quen bạn sẽ “chộp” ngay món hàng ở trên kệ nếu mới lần đầu nhìn thấy. Nhưng giờ đây bạn hãy khoan quyết định nhanh như thế, mà nên tham khảo những ứng dụng dùng trên điện thoại thông minh BlackBerry hoặc iPhone. Với ứng dụng Amazon Mobile này, bạn chỉ cần chụp sản phẩm muốn mua, chương trình sẽ tự động nhận diện, hiển thị giá và so sánh sản phẩm đó trên Amazon. Chọn sản phẩm ưng ý nhất: Mua một sản phẩm trên Amazon sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ mình cần và muốn mua gì. Tuy nhiên bạn cũng dễ bị lừa nếu chỉ biết “qua loa” về sản phẩm đó. Nếu không chắc chắn về chất lượng, nguồn gốc... của mặt hàng, bạn có thể vào trang www.savvygraph.com và gõ từ khóa mặt hàng cần mua. Trang này sẽ xếp hạng, đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí của Amazon và số lượng người tham gia bầu chọn. Nếu mặt hàng nào nằm ở góc phải trên cùng của biểu đồ, nghĩa là mặt hàng đó có thứ hạng cao nhất và được đánh giá tốt nhất. iTunes Dọn dẹp các siêu dữ liệu và album: Bạn phải bỏ khá nhiều thời gian để sửa lại từng tên nhãn của bài hát trong thư viện iTunes. Ứng dụng TuneUp sẽ giúp bạn tự động “dọn dẹp”, chỉnh sửa tên các bản nhạc, tìm lại đúng tên nghệ sĩ của hát bài... Nếu lỡ quên tên album, TuneUp cũng giải quyết êm xuôi. Tuy nhiên, đây là phiên bản miễn phí, nên các tính năng sẽ bị giới hạn nhiều. Nếu bạn muốn có đầy đủ tính năng, hãy nâng cấp lên TuneUp Gold –việc dọn dẹp các siêu dữ liệu sẽ không còn bị giới hạn. Xóa nội dung trùng lắp: iTunes hỗ trợ tốt việc nhận dạng những bài hát bị trùng lắp, để thực hiện hãy vào File.Show.Duplicates, nhưng đây là cách khá đơn giản, không thật sự hiệu quả lắm. Bạn có thể dùng ứng dụng miễn phí Meta-iPod để lục lọi, tìm những bản nhạc có nội dung trùng nhau. Khi cài xong, nhấn nút Start để phân tích thư viện, sau đó nhấn nút 2x để xem các bản nhạc trùng. Ngoài ra, Meta-iPod còn gợi ý bài nào nên lưu hoặc bỏ. Cuối cùng, nhấn Delete checked tracks để xóa chúng. Bạn có thể ghé thăm trang www.google.com/landing/searchtips, chứa nhiều công cụ hỗ trợ và các tiện tích của Google. Tìm nhạc miễn phí: Phần lớn thư viện nhạc iTunes không hỗ trợ hình thức nghe nhạc miễn phí, nhưng ở trang Free on iTunes thường xuyên cho phép tải miễn phí những bài hát, đoạn phim, chương trình truyền hình, và những nội dung đặc biệt khác. Điều khiển từ xa iTunes: Nếu đang sở hữu iPhone hoặc iPod Touch, và muốn điều khiển từ xa iTunes, hãy tải và cài đặt chương trình miễn phí Remote vào hai thiết bị này; sau đó thiết lập kết nối thư viện iTunes với thiết bị (chạy Remote, chọn Add Library và thực hiện từng bước theo hướng dẫn của chương trình). Nhờ ứng dụng Remote, bạn có thể phát lại nhạc trên iTunes, tạo danh sách bài hát, và điều chỉnh âm lượng trên iPhone, iPod. Biến iTunes thành DJ (người chỉnh nhạc): Tính năng Genius của iTunes giúp tạo danh sách nhạc dựa trên các bài hát có cùng âm thanh, điệu nhạc. Và tính năng DJ cho phép bạn - đang dùng ứng dụng Remote trên iPhone hoặc iPod Touch - có thể yêu cầu, thêm, sắp xếp hoặc xóa các bản nhạc từ danh sách nhạc. Tự động đồng bộ thư mục trên iTunes: Giả sử thích nhạc dân ca, theo thói quen bạn sẽ tải nhạc từ CD hoặc từ những nguồn nhạc trực tuyến không rõ xuất xứ vào iTunes. Thay cho thao tác thủ công như vậy, bạn có thể dùng iTunes Folder Watch để tự động thêm những bài hát mới vào iTunes. Tạo danh sách bài hát “thông minh”: Để có một danh sách nhạc gọn gàng, khoa học, bạn phải mất khá nhiều thời gian sắp xếp, chọn lọc từng bản nhạc. Vậy ngay từ ban đầu bạn nên xây dựng cho mình một tiêu chuẩn các bản nhạc. Ví dụ với các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, bạn có thể dễ dàng tìm được những bài hát nghe không thường xuyên. MapQuest Tránh kẹt xe: MapQuest hiển thị tình trạng giao thông hiện tại như luồng giao thông đang diễn ra bình thường hay đang xảy ra vụ tai nạn hoặc có công trình thi công. Tìm quán cà phê: MapQuest không chỉ giúp bạn xác định vị trí cần tìm mà còn giúp khám phá những nơi giải trí ở quanh khu vực đó. Sau khi định vị chính xác địa chỉ, bạn sử dụng bảng mẫu Search Nearby hoặc thanh công cụ của MapQuest để tìm những quán cà phê, nhà hàng, rạp chiếu phim, tiệm hớt tóc… ở gần vị trí đang tìm. Ứng dụng MapQuest 4 Mobile dành cho iPhone giúp bạn truy cập dễ dàng các danh mục, hướng dẫn cách tìm kiếm các địa điểm. Tra cứu địa chỉ: Bạn tra cứu một địa chỉ bằng cách điền đầy đủ thông tin vào các trường (field) như địa chỉ/thành phố/tỉnh/mã vùng trên MapQuest. Nhưng có một cách khác tiện lợi hơn đó là chép và dán toàn bộ địa chỉ từ một email hoặc nguồn nào đó trên web bằng cách nhấn đường liên kết Use Copy & Paste Forms trong MapQuest, sau đó dán toàn bộ địa chỉ vào ô soạn thảo. Chú thích nơi đến: Bên cạnh vai trò chính là định vị chính xác địa điểm, trên thanh công cụ MapQuest còn có biểu tượng Where It’s At, khi kích hoạt sẽ hiển thị dòng chú thích các địa điểm trên bản đồ. Gửi chỉ dẫn đến điện thoại hoặc xe hơi: là biện pháp tốt hơn in ra giấy, hãy dùng tính năng ‘Send to Cell’ để gửi thông tin từ MapQuest vào điện thoại của bạn. Nhưng tốt hơn hết, nếu xe hơi có trang bị thiết bị GPS OnStar của GM, bạn sẽ được chỉ dẫn trực tiếp khi nhấn vào đường liên kết Send to OnStar. Bạn có thể xem thêm “Không còn lạc lối!” (ID: A0908_90). Craigslist Nút ‘Subscribe’ màu vàng hầu như có mặt trên các trang của YouTube, đây là cách bạn có thể sở hữu những đoạn phim mới nhất mà mình yêu thích. Tìm kiếm qua RSS: Trang rao vặt trực tuyến Craigslist không hỗ trợ gửi email thông báo danh sách các mặt hàng mà người dùng tìm kiếm. Thay vào đó, Craigslist sử dụng RSS cho tất cả các mục tìm kiếm (đường liên kết này nằm ở phía dưới của trang). Tìm kiếm mọi thứ: Craigslist được phân theo khu vực. Nếu bạn gặp trở ngại khi tìm kiếm hãy tải Craigslist Reader, đây là một ứng dụng miễn phí chạy trên Windows, giúp bạn tìm kiếm thông tin trong toàn bộ Craigslist. Biết tiếp thị sản phẩm: Để “chào hàng” trên Craigslist không phải là việc đơn giản. Dưới đây là hai quy tắc cơ bản. Quy tắc 1: Nếu có thể, bạn nên chụp hình sản phẩm vì không một ai muốn trả tiền cho một sản phẩm mà không biết “mặt mũi” như thế nào. Quy tắc 2: Đừng tiết kiệm việc mô tả chi tiết về món hàng. Điều này giúp bạn khỏi phải mất thời gian trả lời email về những thắc mắc của người mua. Xem căn hộ qua bản đồ: Bạn đang muốn chọn một căn hộ để sinh sống, PadMapper (www.padmapper.com), trang web tìm kiếm của Craigslist, sẽ giúp bạn tìm ra căn hộ hoặc mẫu đất trên Google Map. Theo pcworld |
Home » thu thuat hay » Tăng tốc lướt Web hiệu quả hơn
Tăng tốc lướt Web hiệu quả hơn
Người đăng: vjnhhoa on Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét