Theo Minh Đức, anh tốt nghiệp đại học gần 5 năm và đã 2 lần chuyển nơi làm việc. Nơi thứ nhất anh làm gần 3 năm, kể cả thời gian thực tập và làm thêm, nhưng thu nhập quá thấp nên anh cương quyết nghỉ. Nơi thứ hai, anh ra đi với bức xúc môi trường làm việc không chuyên nghiệp và không có điều kiện phát triển chuyên môn. Hai công ty trên đều là các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Nơi thứ ba anh đang làm là công ty gia công sản phẩm cho nước ngoài. "Môi trường làm việc của công ty này chuyên nghiệp hơn và thu nhập của tôi cũng cao hơn 2 công ty trước. Tuy nhiên, thời gian làm việc gần như không có giới hạn. Tôi nghĩ, với khả năng và kinh nghiệm hiện có, tôi sẽ tìm được công ty khác với mức lương thỏa đáng hơn", anh Đức tâm sự.
Anh Nguyễn Văn Dương, đang quản lý phòng công nghệ thông tin của một công ty khá có tiếng ở TP HCM, cho rằng nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay chưa có kinh nghiệm giữ chân nhân viên. Theo anh, sau mỗi bước trưởng thành về nghề nghiệp, các cử nhân, chuyên viên công nghệ thông tin sẽ có nhu cầu cao hơn về thu nhập, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến... "Không ít công ty có môi trường làm việc mang tính gia đình, chưa có cung cách làm việc chuyên nghiệp, chưa sử dụng người đúng nơi, đúng chỗ", anh Dương nói. "Chuyên viên ngành này vẫn là hàng hiếm. Nếu các nhà quản lý doanh nghiệp không nhạy bén nắm bắt và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của nhân viên, thì tất yếu họ phải tìm nơi phù hợp hơn để cống hiến". Anh Dương cho biết thêm, phần lớn bạn đồng môn với anh ít nhất cũng 1 lần chuyển nơi làm việc, dù họ ra trường chưa tới 4 năm.
"Sự bất ổn về nhân sự đang là tình trạng chung của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam", ông Trần Lạc Hồng, Phó chủ tịch Hội Tin học TP HCM, nói. Hơn 90% doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố có quy mô vừa và nhỏ. Người sáng lập các doanh nghiệp hầu hết là những kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có kiến thức chuyên môn nhưng thiếu kinh nghiệm thương trường. Khi công ty mở rộng quy mô thì họ không quản lý nổi. Nguồn tuyển dụng ban đầu của họ thường là sinh viên mới tốt nghiệp. Khoảng 6 tháng trở đi, khi các nhân viên này có kinh nghiệm nhất định về nghề, họ sẽ bỏ sang công ty khác, thường là của nước ngoài, có mức lương và môi trường làm việc hấp dẫn hơn.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty AZ Solutions nhận xét, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chuyên về kỹ thuật, nhưng đây không phải là tố chất cơ bản dẫn tới thành công của doanh nghiệp. Ông phân tích,
Các nhà quản lý doanh nghiệp phần mềm đều đồng ý rằng tình trạng bất ổn về nhân sự ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín và quá trình phát triển các đơn vị. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ còn kéo dài, vì đa số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chưa thực sự có tên tuổi, doanh thu hạn chế, trả lương chưa cao. "Nếu thu nhập chưa cao nhưng môi trường làm việc chuyên nghiệp, tên tuổi của công ty được không ít đối tác biết đến thì nhân viên có thể ở lại. Họ có nguồn động viên về tinh thần, họ nhìn thấy triển vọng của công ty. Còn doanh nghiệp chẳng có tiếng tăm gì, lại trả lương thấp thì chắc chắn họ sẽ ra đi thôi", ông
Đại diện các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đều cho rằng cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng cáo thương hiệu phần mềm Việt Nam. Vì như thế, các doanh nghiệp mới có điều kiện lọt vào "mắt xanh" những đối tác lớn, cải thiện được thu nhập và có tiếng tăm hơn. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng nên xem xét có cơ chế hỗ trợ phù hợp, giảm thiểu khó khăn cho các doanh nghiệp phần mềm có chiến lược tốt nhưng tiềm lực vốn và con người hạn chế.
Home » cong nghe thong tin Viet Nam » Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khó giữ người
Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khó giữ người
Người đăng: vjnhhoa on Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét